Chủ nhật, 12/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 9 Phần 2 Chương 2: Việt Nam trong những năm 1930 - 1939

Giải SBT Lịch sử 9 Phần 2 Chương 2: Việt Nam trong những năm 1930 - 1939

Giải SBT Bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

  • 836 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nền kinh tế ở Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 2:

Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 3:

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 4:

Cuộc đấu tranh ngày Quốc Tế Lao Động 1-5-1930 là bước ngoặt của phong trào đấu tranh giai đoạn 1930- 1931 vì

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 5:

Đỉnh cao của phong trào Cách Mạng 1930-1931 là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 6:

Nơi diễn ra các cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào cách mạng 1930-1931 là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 8:

Hãy hoàn thành bảng dưới đây về cuộc sống của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.

Giai cấp, tầng lớp Đời sống
Công Nhân  
Nông Dân  
Tư sản dân tộc  
Tiểu tư sản
Xem đáp án
Giai cấp, tầng lớp Đời sống
Công Nhân đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm
Nông Dân đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ, nông dân bị bần cùng hoá
Tư sản dân tộc đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ, bấp bênh.
Tiểu tư sản đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ, bấp bênh.

Câu 9:

Hãy điền các mốc thời gian cho phù hợp với những nội dung lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 trong bảng sau.

Thời gian Sự kiện lịch sử
  Cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.
  Cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của hơn 400 công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thuỷ (Vinh), nhà máy xi măng Hải Phòng.
  Lần đầu tiên, công nhân và các tâng lớp nhân dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình.
  Phong trào Công- Nồng phát triển đến đỉnh cao
  Cuộc biểu tình khổng lồ của nông dân huyện Hưng Nguyên ( Nghệ An)

 

Xem đáp án
Thời gian Sự kiện lịch sử
2/1930 Cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.
4.1930 Cuộc bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của hơn 400 công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thuỷ (Vinh), nhà máy xi măng Hải Phòng.
1-5-1930 Lần đầu tiên, công nhân và các tâng lớp nhân dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình.
5/1930 Phong trào Công- Nồng phát triển đến đỉnh cao
12 tháng 9 năm 1930 Cuộc biểu tình khổng lồ của nông dân huyện Hưng Nguyên ( Nghệ An)

Câu 10:

Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được thể hiện như thế nào qua phong trào cách mạng 1930-1931?

Xem đáp án

- Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng thất bại, thực dân Pháp ra sức đẩy mạnh khủng bố trắng càng làm cho dân thêm căm thù và quyết tâm đấu tranh giành quyền sống.

- Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930, với Cương lĩnh đúng đắn đã biến sự căm thù của quần chúng thành hành động cách mạng, Đảng đã kịp thời nắm quyền lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công - nông.

Ngay sau khi thành lập, trên cơ sở Chính cương và Sách lược vắn tắt cũng như điều kiện cụ thể của cách mạng đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương phát động một số phong trào đấu tranh trong toàn quốc chống đế quốc và phong kiến. Trước mắt là đòi cải thiện đời sống nhân dân.

Đảng đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân “Đảng phải đoàn kết được đại đa số nông dân, phải dựa vững vào nông dân nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến”; đồng thời Đảng nhấn mạnh “Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng’’, vì vậy phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.

Cao trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nông hội, nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước.


Câu 11:

Tại sao nói : “Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền của dân, vì dân ?

Xem đáp án

Chính quyền xô viết nghệ tĩnh là chính quyền của dân do dân vì dân :

- Trong các tháng 9 và 10 – 1930, trước khí thế cách mạng của quần chúng, bộ máy chính quyền địch ở nhiều nơi tan rã. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, Ban Chấp hành Nông hội ở thôn, xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn, thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với quần chúng lao động, làm chức năng, nhiệm vụ của một chính quyền nhà nước dưới hình thức các uỷ ban tự quản theo kiểu Xô viết.

- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời tháng 9/1930. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931, thực hiện nhiều chính sách tiến bộ:

+ Về chính trị, thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.

+ Về kinh tế, chia ruộng đất công, tiền, lúa công cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tư sửa cầu cống, đường giao thông; tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất.

+ Về văn hóa- xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống mới…

- Xô viết Nghệ - Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các Xô viết được thành lập và thực thi những chính sách tiến bộ chứng tỏ rằng Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931.


Bắt đầu thi ngay