Giải SBT Lịch sử 9 Phần 2 Chương 3: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945
Giải SBT Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
-
1110 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
Điểm nổi bật của tình hình quân Pháp ở Đông Dương trong nửa đầu những năm 1940 là
Đáp án B
Câu 4:
Sau khi tiến vào Đông Dương, Nhật buộc Pháp kí hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương là nhằm mục đích
Đáp án A
Câu 7:
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau:
1. [ ] Ngay sau khi tấn công vào Lạng Sơn, Nhật đã thỏa hiệp để Pháp quay trở lại đàn áp, dồn dập, bắt giết cán bộ, đốt phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản của nhân dân.
2. [ ] Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bề, thực dân Pháp vẫn dùng nhiều thủ đoạn tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương để thu được lợi nhuận cao nhất.
3. [ ] Để chuẩn bị chiến tranh và cung cấp lương thực cho quân đội, Nhật khuyến khích nhân nhân ta đẩy mạnh sản xuất lúa gạo
4. [ ] Các thủ đoạn bóc lột về kinh tế của Nhật là nguyên nhân làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở Miền Bắc, chết đói vào cuối năm 1944 - đầu năm 1945.
5. [ ] Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn được thành lập, sau đó phát triển thành đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
6. [ ] Trước khi khởi nghĩa Nam Kì nổ ra, kế hoạch khởi nghĩa đã bị lộ và chưa có sự đồng ý của Trung ương Đảng.
7. [ ] Trong khởi nghĩa Nam Kì, nghĩa quân đã giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng ở hầu khắp các tỉnh Nam Kì.
8. [ ] Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì.
Đúng: 2; 4; 5; 6; 8
Sai: 1; 3; 7
Câu 8:
Hãy nối thời gian ở cột bên trái với nội dung sự kiện ở cột bên phải cho phù hợp
Thời gian | Nội dung sự kiện | |
1. Tháng 9-1939 | a, Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ | |
2. Tháng 9-1940 | b, Binh biến Đô Lương bùng nổ | |
3. Ngày 27-9-1940 | c, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ | |
4. Đêm 22 rạng sáng 23 -11-1940 | d, Khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ | |
5. Ngày 13-1-1941 | e, Pháp công bố kí kết với Nhật Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương | |
6. Ngày 19-5-1941 | g, Nhật tấn công quân Pháp ở Lạng Sơn | |
7. Ngày 23-7-1941 | h, Mặt trận Việt Minh ra đời |
Nối 1-c, 2-g, 3-a, 4-d, 5-b, 6-h, 7-e
Câu 9:
Vì sao sau khi vào Đảng Đông Dương, phát xít Nhật và thực dân Pháp thoả hiệp với nhau để cùng thống thị Đông Dương?
Thực dân Pháp lúc này đang yếu thế ở cả nước Pháp và Đông Dương (nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng).
- Mặt khác, Pháp muốn dựa vào Nhật để chống phá cách mạng Đông Dương.
- Phát xít Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời và cùng chống phá cách mạng Đông Dương, vơ vét sức người, sức của phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật, làm bàn đạp tấn công xuống các nước ở phía Nam Thái Bình Dương.
Câu 10:
Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và Binh Biến Đô Lương có ý nghĩa như thế nào đối với tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
Ý nghĩa
Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều bài học về khởi nghĩa vũ trang cho Đảng. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa, đội du kích Bắc Sơn được thành lập – Đây là lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên của ta.
Khởi nghĩa Nam kỳ (23/ 11/ 1940) bị phát động khởi nghĩa và cử đại diện ra xin chỉ thị của Trung ương. Trung ương quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa.
Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân Nam Bộ, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống quân thù .
Cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941)
Ý nghĩa và bài học của ba sự kiện trên :
Ba cuộc khởi nghĩa trên thất bại là do kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức và chuẩn bị đầy đủ.
Tuy vậy, ba cuộc khởi nghĩa vẫn có ý nghĩa to lớn:
- Nêu cao tinh thần anh dũng, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
- Đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương.
- Để lại cho Đảng những bài học kinh nghiệm quý báu về chuẩn bị lực lượng và xác định thời cơ cách mạng, phục vụ cho việc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Tám sau này.