Thứ năm, 03/04/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 3 Toán Giải SBT Toán lớp 3 Bài 51. Điểm ở giữa trung điểm của đoạn thẳng Phần 2. Luyện tập có đáp án

Giải SBT Toán lớp 3 Bài 51. Điểm ở giữa trung điểm của đoạn thẳng Phần 2. Luyện tập có đáp án

Giải SBT Toán lớp 3 Bài 51. Điểm ở giữa trung điểm của đoạn thẳng Phần 2. Luyện tập có đáp án

  • 43 lượt thi

  • 2 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đúng ghi   đ   , sai ghi   s  

a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB.               

b) M là trung điểm của đoạn thằng CD.              

c) K là điểm ở giữa hai điểm P và Q.                  

d) K là trung điểm của đoạn thẳng PQ.              

Đúng ghi  , sai ghi   a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB.      b) M là trung điểm của (ảnh 1)

Xem đáp án

Đúng ghi  , sai ghi   a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB.      b) M là trung điểm của (ảnh 2)

Hình 1: Em thấy ba điểm A, O, B thẳng hàng. Điểm O nằm giữa hai điểm A và B. AO = OB = 2 cm.

Vậy O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Hình 2: Ba điểm C, M, D là 3 điểm không thẳng hàng. Điểm M nằm giữa C và D và CM = MD.

Vậy M không là trung điểm của đoạn thẳng CD (vì C, M, D không thẳng hàng)

Hình 3: Ba điểm P, K, Q là 3 điểm thẳng hàng. Điểm K nằm giữa hai điểm P và Q.

Nhưng K không phải là trung điểm của đoạn thẳng PQ vì PK > KQ (3 > 2).

Từ đó, ta điền được như sau

a) O là trung điểm của đoạn thằng AB.   Đ

b) M là trung điểm của đoạn thằng CD.   S

c) K là điểm ở giữa hai điểm P và Q.        Đ

d) K là trung điểm của đoạn thẳng PQ.      S


Câu 2:

Nối (theo mẫu).

Vị trí lều của các bạn:      Việt,             Nam,            Hòa,             Hưng,           Thịnh

theo thứ tự là trung điểm

của các đoạn thằng:         AD,             BC,              DC,              AB,              SU

Nối (theo mẫu). Vị trí lều của các bạn:	Việt,	Nam,Hòa,Hưng, Thịnh theo thứ tự  (ảnh 1)
Xem đáp án

Em quan sát tranh, xác định trung điểm của các đoạn thẳng AD, BC, DC, AB, SU rồi xác định vị trí các lều.

Lều của Việt là trung điểm của đoạn thẳng AD nên lều Việt ở vị trí của điểm V.

Lều của Nam là trung điểm của đoạn thẳng BC nên lều Nam ở vị trí của điểm T.

Lều của Hòa là trung điểm của đoạn thẳng DC nên lều Hòa ở vị trí của điểm U.

Lều của Hưng là trung điểm của đoạn thẳng AB nên lều Hưng ở vị trí của điểm S.

Lều của Thịnh là trung điểm của đoạn thẳng SU nên lều Thịnh ở vị trí của điểm O.

Như vậy, ta sẽ nối được như sau:

Nối (theo mẫu). Vị trí lều của các bạn:	Việt,	Nam,Hòa,Hưng, Thịnh theo thứ tự  (ảnh 2)

Bắt đầu thi ngay