Công và Công suất
-
2269 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một người đẩy chiếc hòm khối lượng 150 kg dịch chuyển một đoạn 5 m trên mặt sàn ngang. Hệ số ma sát của mặt sàn là 0,1. Lấy g ≈ 10
Chọn đáp án D
Hướng dẫn:
Muốn đẩy được hòm lên trên mặt sàn thì người đó phải tác dụng một lực lớn hơn hoặc bằng lực ma sát của mặt sàn: F ≥ Fms
Vì vậy công tối thiểu mà người đó phải thực hiện là:
A = Fms.s = µmg.s = 0,1.150.10.5 = 750J
Câu 2:
Một vật trọng lượng 50 N được kéo thẳng đều từ mặt đất lên độ cao 10 m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Xác định công suất của lực kéo.
Chọn đáp án C
Câu 3:
Một ô tô trọng lượng 5000 N, chuyển động thẳng đều trên đoạn đường phẳng ngang dài 3 km. Cho biết hệ số ma sát của mặt đường là 0,08. Tính công thực hiện bởi động cơ ô tô trên đoạn đường này.
Chọn đáp án B
Hướng dẫn:
Ô tô chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang vì vậy lực kéo của động cơ ô tô phải có độ lớn bằng lực ma sát
F = Fms = µP = 0,08.5000 = 400N
Suy ra A = F.s = 400.3000 = 1200000J = 1200kJ
Câu 4:
Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 500 kg lên cao với gia tốc 0,2 m/s2 trong khoảng thời gian 5 s. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định công và công suất của lực nâng do cần cẩu thực hiện trong khoảng thời gian này. Bỏ qua sức cản của không khí.
Khi nâng vật lên độ cao h, lực nâng F thực hiện công :
A = Fh
Chọn chiểu chuyển động của vật là chiều dương. Áp dụng định luật II Niu-tơn đối với chuyển động của vật m :
ma = F- P = F- mg
suy ra: F = m(a + g) = 500(0,2 + 9,8) = 5000 N.
Thay h = , ta tìm được
Công của lực nâng : A = 5000.2,5 = 12500 J = 12,5 kJ.
Công suất của lực nâng : P == = 2500(W) = 2,5 kW.
Chọn đáp án B.
Câu 5:
Một học sinh đẩy một vật nặng với lực đẩy 50 N chuyển dời được 5 m. Nếu coi lực ma sát tác dụng lên vật ngược hướng với lực đẩy và có độ lớn là 43 N, thì công mà học sinh thực hiện là
Chọn đáp án A
Câu 6:
Một máy bay khối lượng 3000 kg khi cất cánh phải mất 80 s để bay lên tới độ cao 1500 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định công suất của động cơ máy bay. Cho rằng công mà động cơ máy bay sinh ra lúc này chủ yếu là để nâng máy bay lên cao.
Lực nâng máy bay lên cao phải có độ lớn bằng trọng lượng của máy bay :
F = P = mg = 3000.9,8 = 29400 N
Do đó, động cợ máy bay phải thực hiện công :
A = Fh = 29400.1500 ≈ 44.106 J
Suy ra công suất của động cơ máy bay : P = A/t = 44.106/80 = 550(kW)
Câu 7:
Một thang máy trọng lượng 10000 N có thể nâng được trọng lượng tối đa là 8000 N. Cho biết lực ma sát cản trở chuyển động của thang máy là 2000 N. Xác định công suất tối thiểu của động cơ thang máy để có thể nâng được trọng lượng tối đa lên cao với vận tốc không đổi là 2,0 m/s.
Do thang máy chuyển động đểu, nên lực kéo của động cơ thang máy phải có độ lớn :
F = P + Fms = (10000 + 8000) + 2000 = 20000 N
Suy ra động cơ thang máy phải có công suất tối thiểu : P = =
Thay v = , ta tìm được : P = Fv = 20000.2,0 = 40 kW.
Câu 8:
Để kéo một vật khối lượng 80 kg lên xe ô tô tải, người ta dùng tấm ván dài 2,5 m, đặt nghiêng 30o so với mặt đất phẳng ngang, làm cầu nối với sàn xe. Biết lực kéo song song với mặt tấm ván và hệ số ma sát là 0,02. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định công của lực kéo trong hai trường hợp :
a) Kéo vật chuyển động thẳng đều.
b) Kéo vật chuyển động thẳng với gia tốc 1,5 m/s2.
Chọn chiều chuyển động của vật m là chiều dương. Phương trình của định luật II Niu-tơn đối với vật m chuyển động trên mặt phẳng nghiêng như hình vẽ có dạng:
ma = F – P1 - Fms
Với P1 = mg.sin 30o ≈ 400 N.
Fms = μN = µmgcos 30o ≈ 13,8 N.
a. Khi vật chuyển động thẳng đều: a = 0, lực kéo có độ lớn:
F = P1 + Fms ≈ 413,8 N
Do đó, công của lực kéo: A = Fs = 413,8.2,5 = 1034,5 J.
b. Khi vật chuyển động với gia tốc a = 1,5 m/s2, lực kéo có độ lớn:
F = P1 + Fms + ma ≈ 413,8 + 80.1,5 = 533,3 N
Công của lực kéo: A = Fs = 533,8.2,5 = 1334,5 J
Câu 9:
Một nhà máy thuỷ điện có hồ chứa nước nằm ở độ cao 30 m so với nơi đặt các tua bin của máy phát điện. Cho biết lưu lượng nước từ hồ chảy vào các tua bin là 10000 m3/ phút và các tua bin có thể thực hiện việc biến đổi năng lượng thành điện năng với hiệu suất là 0,80. Xác định công suất của các tua bin phát điện.
1m3 nước có khối lượng m = 1000 kg tương ứng với trọng lượng P = 10000 N. Như vậy, nước trong hồ chảy từ độ cao h = 30 m vào các tua bin với lưu lượng q = 10000 m3/phút tương ứng với lượng nước có trọng lượng P = 100.106 N chảy vào các tua bin trong thời gian t = 1 phút = 60 s.
Từ đó suy ra lượng nước chảy vào các tua bin có công suất
P =
còn công suất của các tua bin chỉ bằng :
P∗= 0,809P = 0,80.50.106 = 40.103 kW
Câu 10:
Một ô tô khối lượng 10 tấn đang chạy với vận tốc 54 km/h trên đoạn đường phảng ngang thì bắt đầu chuyển động chậm dần đều cho tới khi bị dừng lại do tác dụng của lực ma sát với mặt đường. Cho biết hộ số ma sát là 0,3. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định :
a) Quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian chuyến động thẳng chậm dần đều.
b) Công và công suất trung bình của lực ma sát trong khoảng thời gian chuyển động thẳng chậm dần đều.
) Theo định luật II Niu-tơn, gia tốc chuyển động chậm dần đều của ô tô có giá trị :
a =
Mặt khác, theo các công thức của chuyển động thẳng chậm dần đều :
v = at + v0 và s = vtbt =
với v = 0, v0 = 54 km/h = 15 m/s, ta suy ra :
Khoảng thời gian chuyển động chậm dần đều của ô tô :
t = = = 5(s)
Quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian chuyển động thẳng chậm dần đều :
s = = = 37,5(m)
b) Công A và công suất P của lực ma sát trong khoảng thời gian chuyển động thẳng chậm dần đều có giá trị trung bình bằng:
A = Fmss = mas ≈ 10.103.(-3,0).37,5 ≈ - 1125kJ
P = == -225(kW)
Câu 11:
Sau khi tắt máy để xuống một dốc phẳng, một ô tô khối lượng 1000 kg chuyển động thẳng với vận tốc không đổi 54 km/h. Mặt dốc hợp với mặt đất phẳng ngang một góc α, với sin α = 0,04. Lấy g ≈ 10 m/s2. Hỏi động cơ ô tôphải có công suất bằng bao nhiêu để ô tô có thể chuyển động lên dốc phảng này với cùng vận tốc 54 km/h ?
Theo định luật II Niu-tơn, chuyển động thẳng của ô tô trên mặt dốc được mô tả bởi phương trình :
ma = F + P1 + Fms = F + mgsinα + μmgcosα (1)
trong đó a là gia tốc của ô tô, F là lực của động cơ, P1 = mg sinα là thành phần trọng lực ô tô hướng song song với mặt dốc phẳng nghiêng, Fms = μmgcosα là lực ma sát của mặt dốc.
Khi ô tô tắt máy (F = 0) và chuyển động đều (a = 0) xuống dốc với vận tốc v = 54 km/h, thì theo (1) ta có :
P1 + Fms = 0 ⇒ mgsinα = -μmgcosα (2)
Khi ô tô nổ máy (F ≠ 0) và chuyển động đều (a = 0) lên dốc với cùng vận tốc v = 54 km/h = 15 m/s, thì theo (1) ta có :
F + P1 + Fms = 0 ⇒ F = -(mgsinα + μmgcosα) . (3)
Thay (2) vào (3), ta tìm được : |F| = 2mgsina.
Như vậy, ô tô phải có công suất:
P = |F|v= 2.1000.10.0,04.15 = 12 kW
Câu 12:
Muốn cất cánh rời khỏi mặt đất, một máy bay trọng lượng 10000 N cần phải có vận tốc 90 km/h. Cho biết trước khi cất cánh, máy bay chuyển động nhanh dần đều trên đoạn đường băng dài 100 m và có hệ số ma sát là 0,2. Lấy g ≈ 9,8 m/s2. Xác định công suất tối thiểu của động cơ máy bay để đảm bảo cho máy bay có thể cất cánh rời khỏi mặt đất.
Áp dụng định luật II Niu-tơn cho chuyển động của máy bay :
F - Fms = ma ⇒ F - μP = .
với F là lực kéo của động cơ, Fms là lực ma sát với đường băng, a là gia tốc của máy bay khối lượng m trên đoạn đường băng dài s. Từ đó suy ra :
Như vậy, động cơ máy bay phải có công suất tối thiểu bằng:
P = Fv = 5,2.103.25. ≈ 130 kW