Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Giải SBT Vật lí 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn

Giải SBT Vật lí 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn

Cơ năng - Thế năng

  • 2272 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 7:

Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Xác định công của lực ma sát trên mặt dốc này.

Xem đáp án

Chọn mặt đất làm gốc tính thế năng (Wt = 0), chiều chuyển động của vật trên mặt dốc là chiều dương. Do chịu tác dụng của lực ma sát (ngoại lực không phải là lực thế), nên cơ năng của vật không bảo toàn. Trong trường, hợp này, độ biến thiên cơ năng của vật có giá trị bằng công của lực ma sát:

W2 - W1 (mv22 + mgz) - mv022 + mgz0=Ams

Thay số: v0 = 0, z0 = 20 m, v = 15 m/s và z = 0, ta tìm được

Ams = mv22-gz0= 101522-10.20 = -875(J)


Câu 8:

Một quả bóng được thả rơi tự do từ độ cao 20 m so với mặt đất. Khi chạm đất, một phần cơ năng biến thành nhiệt năng nên quả bóng chỉ nảy lên theo phương thẳng đứng với độ cao 10 m. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định vận tốc của quả bóng khi chạm đất. Bỏ qua sức cản không khí.

Xem đáp án

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng đối với hai trường hợp chuyển động của quả bóng:

- Khi quả bóng rơi tự do từ độ cao h1 xuống chạm đất: mgh1 = mv122

Trong đó m là khối lượng của quả bóng, v1 là vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất:

Giải sách bài tập Vật Lí 10 | Giải sbt Vật Lí 10


Câu 9:

Từ một đỉnh tháp cao 20 m, người ta ném thẳng đứng lên cao một hòn đá khối lượng 50 g với vận tốc đầu 18 m/s. Khi rơi chạm mặt đất, vận tốc của hòn đá bằng 20 m/s. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định công của lực cản do không khí tác dụng lên hòn đá.

Xem đáp án

Hệ vật gồm hòn đá và Trái Đất. Chọn mặt đất làm gốc tính thế năng, chiều từ mặt đất lớn cao là chiều dương. Do chịu tác dụng của lực cản không khí, nên hệ vật ta xét không cô lập. Trong trường hợp này, độ biến thiên cơ năng của hệ vật có giá trị bằng công của lực cản.

W2 - W1 = - mv022 + mgz = Ac

Suy ra Ac = mv2-v022-mgz0

Thay v0 = 18 m/s, z0 = 20 m, v = 20 m/s và z = 0, ta tìm được:

Ac = 50.10-3/2(202 - 182) - 50.10-3.10.20 = -8,1(J)


Câu 10:

Một lò xo có độ cứng 100 N/m được đặt trên mặt phẳng ngang : một đầu gắn cố định với giá đỡ, đầu còn lại gắn với một quả cầu khối lượng 40 g. Kéo quả cầu rời khỏi vị trí cân bằng của nó một đoạn 3 cm, rồi buông tay ra để nó chuyển động. Bỏ qua lực ma sát, lực cản không khí và khối lượng của lò xo. Xác định vận tốc của quả cầu khi nó về tới vị trí cân bằng.

Xem đáp án

Hệ vật "Quả cầu - Lò xo - Trái Đất" là hệ cô lập, do không chịu tác dụng các ngoại lực (lực ma sát, lực cản), chỉ có các nội lực tương tác (trọng lực, phản lực, lực đàn hồi), nên cơ năng của hệ vật bảo toàn.

Chọn vị trí cân bằng của hệ vật làm gốc tính thế năng đàn hồi, chiều lò xo bị kéo dãn là chiều dương.

- Tại vị trí ban đầu : quả cầu có vận tốc v0 = 0 và lò xo bị kéo dãn một đoạn Δl0 > 0 cm, nên cơ năng của hệ vật:

W0 = k(Δl0)2/2

- Tại vị trí cân bằng: quả cầu có vận tốc v ≠ 0 và lò xo không bị biến dạng (Δ = 0), nên cơ năng của hệ vật :

W = mv2/2

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho chuyển động của hệ vật:

W = W0 ⇒ mv2/2 = k(Δl0)2/2

Suy ra vận tốc của quả cầu khi nó về tới vị trí cân bằng:

v = Δl0√(k/m) = 3.10-2√(100/40.10-3) = 1,5(m/s)


Câu 11:

Một ô tô khối lượng 1000 kg (mất phanh, tắt máy), trượt từ đỉnh xuống chân một đoạn đường dốc nghiêng AB dài 100 m và bị dừng lại sau khi chạy tiếp thêm một đoạn đường nằm ngang BC dài 35 m. Cho biết đỉnh dốc A cao 30 m và các mặt đường có cùng hệ số ma sát. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định :

a) Hệ số ma sát của mặt đường.

b) Động năng của ô tô tại chân dốc B.

c) Công của lực ma sát trên cả đoạn đường ABC.

Xem đáp án

Áp dụng công thức về độ biến thiên cơ năng: W – W0 = A

với W0 và W là cơ năng tại vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động, còn A là công của ngoại lực tác dụng lên vật. Trong trường hợp ô tô chuyển động trên mặt đường, ngoại lực tác dụng lên ô tô chính là lực ma sát Fms = μN

Gọi hA là độ cao của đỉnh dốc A và α là góc nghiêng của mặt dốc. Khi đó :

sinα = hAAB=30100=0,3 cosα=1-sin2α≈ 0,95

a. Chọn mặt đường phẳng ngang làm mốc thế năng (Wt = 0), ta có:

- Trên đoạn đường dốc AB: WB – WA = Ams1 = - Fms1.AB

Hay mvB2 - mghA = -μmgcosα.AB

- Trên đoạn đường ngang BC: WC – WB = Ams2 = - Fms2.BC

Hay -mvB2 = -μmg.BC

Cộng hai phương trình, ta được: -mghA = -μmg(cosα.AB + BC)

Suy ra hệ số ma sát: μ = hA/(cosα.AB + BC) = 30/(0,95.100 + 35) ≈ 0,23

b. Động năng của ô tô tại chân dốc B:

WdB = mvB2/2 = μmg.BC = 0,23.1000.10.35 = 80,5(kJ)

c. Công của lực ma sát trên cả đoạn đường ABC:

Ams = Ams1 + Ams2 = - mghA ≈ - 1000.10.30 = 300 kJ

 

Câu 12:

Một lò xo có độ cứng 200 N/m được treo thẳng đứng : đầu trên gắn cố định với giá đỡ, đầu dưới gắn với quả cầu khối lượng 80 g. Kéo quả cầu rời khỏi vị trí cân bằng của nó một đoạn 5,0 cm xuống phía dưới, sau đó thả nhẹ để nó chuyển động. Xác định vận tốc của quả cầu khi nó về tới vị trí cân bằng.

Xem đáp án

Hệ vật ta xét gồm "Quả cầu - Lò xo - Trái Đất" là hệ cô lập.

Cơ năng W của hệ vật này có giá trị bằng tổng của động năng (Wđ), thế năng trọng trường (Wt) và thế năng đàn hồi (Wđh) :

W = Wđ + Wt + Wđh

Chọn gốc toạ độ là vị trí cân bằng của hệ vật (quả cầu đứng yên) và chiều dương là chiều lò xo bị kéo dãn. Do đó ta có :

- Tại vị trí ban đầu : hệ vật có Wđ = 0 (v0 = 0) lò xo bị dãn một đoạn Δ so với vị trí cân bằng, nên Wt ≠ 0, Wđh ≠ 0 và cơ năng của hệ vật bằng :

W0 = 0 + mgΔl + k(Δl + Δl0)2/2

- Khi về tới vị trí cân bằng : quả cầu có Wđ ≠ 0 (v ≠ 0) và Wt = 0 (trùng với gốc tính thế năng đàn hồi), đồng thời lò xo bị dãn một đoạn Δ0, nên cơ năng của hệ vật bằng :

W = mv2/2 + 0 + k(Δl0)2/2

Chú ý : Hệ vật này được treo thẳng đứng nên tại vị trí cân bằng của nó, lò xo đã bị dãn một đoạn Δ0 thoả mãn điều kiện :

mg + k Δ0 = 0 ⇒ mg = -k Δ0

với P = mg là trọng lực và Fđh = kΔ là lực đàn hồi tác dụng lên hệ vật

Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hệ vật, ta có :

W = W0 ⇒ mgΔl + k(Δl + Δl0)2/2 = mv2/2 + k(Δl0)2/2

⇒ mgΔl + k(Δl)2/2 + kΔlΔl0/2 + k(Δl0)2/2 = mv2/2 + k(Δl0)2/2

Vì mg = -kΔ0, nên sau khi rút gọn hai vế của phương trình, ta được

k(Δl)2/2 = mv2/2

Từ đó suy ra vận tốc của quả cầu khi nó về tới vị trí cân bằng:

Giải sách bài tập Vật Lí 10 | Giải sbt Vật Lí 10


Bắt đầu thi ngay