Giải SGK Địa lí 6 Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất - Bộ Kết nối tri thức
Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản - Kết nối tri thức
-
2016 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Câu hỏi 1 trang 136 Địa Lí lớp 6: Các dạng địa hình chính
1. Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi.
2. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 102 - 103), kể tên một số dãy núi lớn trên thế giới.
3. Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy nêu sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.
4. Dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới (trang 102 - 103), kể tên một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới.
1. Sự khác nhau giữa núi và đồi
Núi |
Đồi |
|
Quá trình hình thành |
Núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm. |
Được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi. |
Độ cao |
Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên. |
Không quá 200m so với vùng đất xung quanh. |
Hình thái |
Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc. |
Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải. |
2. Một số dãy núi lớn trên thế giới: Hi-ma-lay-a, An-đét, Bruc-xơ, Drê-xen-bec, An-pơ, Thiên Sơn, An-lát,...
3. Sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng
Đồng bằng |
Cao nguyên |
|
Độ cao |
Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. |
Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. |
Hình thái |
Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. |
Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách. |
Giá trị kinh tế |
Mọi hoạt động của con người, thuận lợi tưới tiêu, trồng cây lương thực. |
Thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. |
4. Một số cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới
- Một số cao nguyên: Mông Cổ, Kim-boc-li, Cô-lô-ra-đô, Pa-ta-co-nj,…
- Một số đồng bằng: Bắc Âu, Đông Âu, Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Ấn Hằng,…
Câu 2:
Câu hỏi 2 trang 137 Địa Lí lớp 6: Khoáng sản
1. Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi.
2. Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoảng sản.
3. Sắp xếp các loại khoáng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xit.
1. Các đối tượng khoáng sản là: than đá, đá vôi, cát.
2. Một số vật dụng làm từ khoáng sản là: cầu trì, dây điện, xe máy, tủ, thìa,…
3. Phân loại khoáng sản
Nhóm khoáng sản |
Tên khoáng sản |
Năng lượng |
Nước khoáng, than bùn, khí thiên nhiên. |
Kim loại |
Vàng, kim cương, ni-ken, bô-xít (đen). |
Phi kim loại |
Phốt phát, cao lanh. |
Câu 3:
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 138 Địa Lí lớp 6: Nêu đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.
Đặc điểm của các dạng địa hình chính trên Trái Đất:
Dạng địa hình |
Độ cao |
Hình thái |
Núi |
Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên. |
Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc. |
Đồi |
Không quá 200m so với vùng đất xung quanh. |
Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải. |
Cao nguyên |
Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. |
Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách. |
Đồng bằng |
Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. |
Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. |
Câu 4:
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 138 Địa Lí lớp 6: Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng những vật liệu gì có nguồn gốc từ khoảng sản?
Khi xây dựng nhà, chúng ta sử dụng một số vật liệu có nguồn gốc từ khoảng sản như:
- Kim loại: sắt, chì, nhôm,…
- Phi kim loại: cát, đá vôi, gốm, sứ, thủy tinh,...
Câu 5:
Luyện tập và Vận dụng 3 trang 138 Địa Lí lớp 6: Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.
HS tự sưu tầm ảnh trên Internet hoặc sách, báo: Sưu tầm hình ảnh về các dạng địa hình đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng ở nước ta.
Câu 6:
Luyện tập và Vận dụng 4 trang 138 Địa Lí lớp 6: Tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta.
HS tự sưu tầm ảnh trên Internet hoặc sách, báo để tìm kiếm thông tin và viết báo cáo ngắn về hiện trạng khai thác một loại khoáng sản ở nước ta.