Giải SGK Địa lí 6 CTST Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả có đáp án
Giải SGK Địa lí 6 CTST Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả có đáp án
-
117 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Câu hỏi 1 trang 128 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định:
+ Cực Bắc, cực Nam và trục của Trái Đất.
+ Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Cho biết thời gian Trái Đất quanh một vòng quanh trục.
- - Đặc điểm quay quanh trục của Trái Đất
- + Cực bắc nối với cực Nam tạo thành trục của Trái Đất nghiêng một góc 66033' trên mặt phẳng.
- + Hướng tự quay: từ Tây sang Đông, ngược chiều kim đồng hồ.
- - Trái Đất quay một vòng là 3600 trong thời gian khoảng 24 giờ (một ngày đêm).
Câu 2:
Câu hỏi 2 trang 128 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 6.2, hình 6.3 và thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết vị trí điểm A có luôn là ban ngày, còn vị trí điểm B có luôn là ban đêm không? Tại sao?
- Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất.
- Do Trái đất tự quay quanh trục, mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng nên hiện tượng ngày đêm diễn ra luân phiên nhau => Vị trí A không thể luôn là ban ngày, vị trí B không là ban đêm mãi được mà ngày đêm diễn ra luân phiên nhau.
- Hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quanh trục kết hợp với dạng hình khối cầu của Trái Đất nên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm luân phiên.
Câu 3:
Câu hỏi 3 trang 129 Địa Lí lớp 6: Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 6.4, em hãy cho biết:
- Bề mặt Trái Đất được chia làm bao nhiêu múi giờ.
- Việt Nam thuộc múi giờ thứ mấy.
- Múi giờ nước ta muộn hay sớm hơn so với giờ GMT?
- Xác định múi giờ của các thành thố: Hà Nội, Oa-sinh-tơn, Mát-xcơ-va và Tô-ky-ô?
- Bề mặt Trái Đất được chia làm 24 múi giờ.
- Việt Nam thuộc múi giờ thứ 7.
- Múi giờ nước ta sớm hơn (sớm hơn 7 giờ) so với giờ GMT.
- Xác định múi giờ của các thành thố:
+ Hà Nội: múi giờ thứ 7.
+ Oa-sinh-tơn: múi giờ -5.
+ Mát-xcơ-va: múi giờ thứ 3.
+ Tô-ky-ô: múi giờ thứ 9.
Câu 4:
Câu hỏi 4 trang 130 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 6.5 và thông tin trong bài, em hãy:
Cho biết:
- Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động theo hướng từ A đến B và từ C đến D bị lệch về phía bên trái hay bên phải so với hướng ban đầu?
- Ở bán cầu Nam, vật chuyển động theo hướng từ E đến F và từ O đến P bị lệch về phía bên trái hay bên phải so với hướng ban đầu?
- Rút ra kết luận về hướng lệch của các vật thể chuyển động ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam theo chiều kinh tuyến.
- Ở bán cầu Bắc, vật chuyển đổng theo hướng từ A đến B và từ C đến D bị lệch về phía bên phải so với hướng ban đầu.
- Ở bán cầu Nam, vật chuyển động theo hướng từ E đến F và từ O đến P bị lệch về phía bên trái so với hướng ban đầu.
- Theoc hiều kinh tuyến, vật thể chuyển động sẽ bị lệch về bên phải ở bán cấu Bắc và lệch về bên trái ở bán cầu Nam so với hướng chuyển động ban đầu.
Câu 5:
Luyện tập trang 131 Địa Lí lớp 6:
1. Sử dụng quả Địa Cầu để mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
2. Hãy lập một sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
2. Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Câu 6:
Vận dụng trang 131 Địa Lí lớp 6: Sáng nay, trước khi đến trường, Hoàng định gọi điện hỏi thăm một người bạn ở nước Anh. Thấy vậy, mẹ của Hoàng đã khuyên bạn ấy hãy gọi vào thời điểm khác phù hợp hơn
Theo em, tại sao mẹ của Hoàng lại khuyên như vậy? Em hãy tư vấn cho Hoàng thời điểm phù hợp để gọi điện hỏi thăm bạn của mình.
- Việt Nam ở múi giờ số 7, cách Anh 7 giờ (Anh ở múi giờ số 0, múi giờ gốc GMT). Vì vậy, khi ở Việt Nam là buổi sáng thì ở Anh đang là ban đêm, nếu Hoàng gọi điện cho bạn sẽ vô tình phá vỡ giấc ngủ hoặc không nghe máy.
- Để tính thời gian gọi điện dễ dàng, Hoàng có thể lập bảng tương tự như sau. Nhìn vào bảng, ta thấy thời gian hợp lí để Hoàng gọi điện cho bạn ở Anh là từ 14h đến 20h (ở Việt Nam); 8h đến 14h (ở Anh).