Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Giải SGK Vật lý 10 Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Giải SGK Vật lý 10 Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Bài 39 : Độ ẩm của không khí

  • 2144 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Độ ẩm tuyệt đối là gì? Độ ẩm cực đại là gì? Nói rõ đơn vị đo của các đại lượng này.

Xem đáp án

Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng khối lượng m tính ra gam của hơi nước có trong 1 m3 không khí. Đơn vị của a là g/m3.

Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa. Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở một nhiệt độ xác định, có đơn vị là g/m3.


Câu 2:

Độ ẩm tỉ đối là gì? Viết công thức và nêu ý nghĩa của đại lượng này.

Xem đáp án

Độ ẩm tỉ đối f của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ.

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Ý nghĩa của độ ẩm tỉ đối: Độ ẩm tỉ đối cho biết mức độ ẩm của không khí tức còn bao nhiêu phần trăm nữa thì hơi nước trong không khí sẽ đạt đến giá trị bão hòa.


Câu 4:

Khi nói về độ ẩm tuyệt đối, câu nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn C

Độ ẩm tuyệt đối (a) của không khí là đại lượng có giá trị bằng khối lượng của hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí.

Đơn vị đo của a là g/m3.


Câu 5:

Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây là không đúng?

Xem đáp án

Chọn A.

Khi làm nóng không khí, không khí khó bão hòa được nên độ ẩm chưa đạt cực đại


Câu 6:

Ở cùng một nhiệt độ và áp suất, không khí khô nặng hơn hay không khí ẩm nặng hơn?

Tại sao? Cho biết khối lượng mol của không khí là μ = 29 g/mol

Xem đáp án

Chọn C.

H2O có khối lượng mol = 2+16 = 18 g/mol

Không khí có khối lượng mol trung bình là 29 (chủ yếu là N2 có khối lượng mol là 2*14 =28)

Ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất thì: không khí ẩm có hàm lượng H2O nhiều hơn, hay hàm lượng N2 thấp hơn do đó có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí khô (chủ yếu là N2).


Câu 7:

Mặt ngoài của một cốc thủy tinh đang đựng nước đá thường có nước đọng thành giọt và làm ướt mặt cốc. Giải thích tại sao?

Xem đáp án

Trong không khí luôn tồn tại hơi nước. Khi nhiệt độ giảm đến một giá trị nào đó thì hơi nước trong lớp không khí ở sát mặt ngoài cốc thủy tinh trở nên bão hòa và đọng lại thành sương, tạo thành giọt làm ướt mặt ngoài của thành cốc.


Câu 8:

Không khí ở 30oC có độ ẩm tuyệt đối là 21,53 g/m3. Hãy xác định độ ẩm cực đại và suy ra độ ẩm tỉ đối của không khí ở 30oC.

Xem đáp án

Theo đề bài đã cho : Ở 30oC độ ẩm tuyệt đối của không khí là :

a = 21,53 g/m3

Tra bảng 39.1(SGK) ta thấy ở 30oC không khí có độ ẩm cực đại là :

A = 30,29 g/m3

(Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa tính theo đơn vị g/m3. Giá trị của A tăng theo nhiệt độ). Vậy độ ẩm tỉ đối của không khí ở 30oC là :

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10


Câu 9:

Buổi sáng, nhiệt độ không khí là 23oC và có độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 30,oC và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn?

Xem đáp án

Buổi sáng: t1 = 23ºC, tra bảng 39.1 ta có: độ ẩm cực đại của không khí khi đó là: A1 = 20,60 g/m3; f1 = 80%

Áp dụng công thức: Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

→ a1 = f1.A1 = 80%.20,60 = 0,8.20,60 = 16,48 g/m3

Tức ở 23ºC, không khí có chứa 16,48 g hơi nước.

Buổi trưa: t2 = 30ºC, tra bảng 39.1 ta có: độ ẩm cực đại của không khí khi đó là: A2 = 30,29g/m3; f2 = 60%

→ a2 = f2.A2 = 60%.30,29 = 0,6.30,29 = 18,174 g/m3

Tức ở 30ºC, không khí có chứa 18,174 g hơi nước nhiều hơn so với buổi sáng.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương