Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
-
472 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khoanh tròn vào phương án không đúng.
a) Những biểu hiện của biến đổi khí hậu hiện nay là
Đáp án đúng là: D
Câu 3:
c) Hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu là
Đáp án đúng là: D
Câu 5:
Cho hình sau:
a) Hãy nhận xét về nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất từ năm 1900 đến năm 2020.
a) Nhận xét: từ năm 1990 – 2020, nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có nhiều biến động, nhưng xu hướng chung là nhiệt độ tăng lên.
Câu 6:
b) Nguyên nhân dẫn tới sự biến động của nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất là gì?
b) Nguyên nhân chủ yếu khiến nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất tăng lên là do các hoạt động của con người, như: chặt phá rừng, sử dụng nhiên liệu hóa thạch,…
Câu 7:
c) Hãy cho biết hậu quả của sự biến động này.
c) Hậu quả: băng tan; mực nước biển dâng; thiên tai thường xuyên xảy ra, đột ngột và bất thường
Câu 8:
a) Tại sao để ứng phó với biến đổi khí hậu cần phải cắt giảm lượng phát thải khí cac-bo-nic?
a) Để ứng phó với biến đổi khí hậu cần phải cắt giảm lượng phát thải khí cac-bo-nic, vì:
+ Khí cac-bo-níc là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho khí hậu toàn cầu nóng lên.
+ Khí cac-bo-níc gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và sinh vật trên Trái Đất.
Câu 9:
b) Hãy kể một số biện pháp nhằm giảm lượng phát thải khí cac-bo-nic vào trong khí quyển.
b) Một số biện pháp nhằm giảm lượng phát thải khí cac-bo-nic:
+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch; tăng cường sử dụng các loại năng lượng sạch, như: năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…
+ Trồng nhiều cây xanhCâu 10:
Hãy nêu các ví dụ về biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và đời sống của con người.
- Ví dụ: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe con người
+ Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,…
+ Biến đổi khí hậu cũng làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve), dẫn tới sự xuất hiện của những dịch bệnh mới.
- Ví dụ: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến đời sống của con người
+ Trong giai đoạn 1901 - 2010, mực nước biển đã dâng trung bình trên toàn cầu là 0,19m với tốc độ trung bình 1,7 mm/năm. Nếu mực nước biển dâng 1 m, sẽ có khoảng 39 % diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, trên 10 % diện tích vùng Đồng bằng Sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5 % diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20 % diện tích Thành phố Hồ Chí Minh của nước ta có nguy cơ bị ngập.