Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi có đáp án
-
305 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Quan sát các bức ảnh sau và giải thích nguyên nhân hình thành các dạng địa hình đó.
- Nguyên nhân hình thành nấm đá ở vùng hoang mạc: gió hoang mạc thổi mạnh, cuốn theo cát, kể cả bão cát => thổi mòn khối đá.
- Nguyên nhân hình thành hàm ếch ở vùng biển: do sự mài mòn, xâm thực của sóng biển (sóng biển mạnh, mang theo những vật liệu, tác động vào các vách biển, làm vách biển bị mài mòn).
Câu 3:
Hãy giải thích cho ý kiến sau: “Xâm thực và bồi tụ là hai hiện tượng của quá trình ngoại sinh, góp phần làm cho bề mặt Trái Đất ít lồi lõm hơn”.
- Các quá trình ngoại sinh (xâm thực, bồi tụ) thể hiện ở sự phá hủy đất đá chỗ này, vận chuyển và bồi tụ chỗ khác thông qua: nước chảy, gió thổi, băng hà, sóng biển và hoạt động sống của sinh vật.
- Quá trình ngoại sinh làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất, hình thành nên các dạng địa hình độc đáo và có xu hướng san bằng bề mặt địa hình Trái Đất, khiến cho bề mặt Trái Đất ít lồi lõm hơn.
Câu 4:
Quan sát bức ảnh sau:
a) Hãy cho biết các cồn cát sẽ biến động theo chiều hướng nào? Tại sao?
b) Chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn hiện tượng đó.
- Yêu cầu a)
+ Cồn cát ven biển có xu hướng di chuyển dần vào đất liền, lấn sang ruộng đất canh tác hoa màu, đất đai sinh sống của người dân địa phương.
+ Vì: trong điều kiện thuận lợi, không có vật cản trở, cồn cát sẽ dịch chuyển dần theo chiều gió thổi.
- Yêu cầu b) Để ngăn chặn hiện tượng đó, chúng ta cần: bảo vệ và tăng diện tích rừng phòng hộ
Câu 5:
Quan sát hình sau:
Hãy mô tả hiện tượng tạo núi.
- Mô tả hiện tượng tạo núi:
+ Bên trong lòng Trái Đất sinh ra lực khiến cho bề mặt Trái Đất nhô lên tạo thành núi.
+ Bên ngoài bề mặt Trái Đất, ngoại lực phá hủy, bóc mòn đất đá ở đỉnh và sườn núi, rồi vận chuyển đất đá bồi tụ cho những vùng thấp lõm. Từ đó, núi có sườn dốc dần trở thành núi có sườn thoải hơn, mềm mại hơn.