IMG-LOGO

KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 18)

  • 6283 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tuyến đường sắt quan trọng nối Hà Nội với trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Từ Hà Nội tuyến đường sắt nối với trung tâm công nghiệp Đông Anh - Thái Nguyên với hướng chuyên môn hóa là luyện kim và cơ khí.


Câu 2:

Ở nước ta, ngành giao thông nào chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ngành giao thông đường sắt là ngành trước đây có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, với khả năng vận chuyển hàng hóa nhanh mà khối lượng lớn. Nhưng lại có nhược điểm là không linh hoạt, chỉ vận chuyển trên những con đường nhất định, mà chi phí đâu tư lớn. Ô tô là loại phương tiện rất linh hoạt, với số lượng lớn nên ngày nay loại phương tiện này đang chiếm ưu thế nhất. Vì vậy, câu trả lời chính xác là đường sắt


Câu 3:

Đặc điểm nào sau đây không có trong ngành giao thông đường biển?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Các đặc điểm của ngành giao thông vận tải đường biển: Khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn, có khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn và cồng kềnh, ưu thế trong vận tải đường, chi phí thấp, thời gian vận chuyển lâu.


Câu 4:

Tuyến đường chiếm tỉ trọng cao nhất về khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng hóa và hành khách của tuyến đường bộ là trên 50% trong cơ cấu vận chuyển hàng hóa và hành khách của cả nước. Với sự đa dạng các phương tiện giao thông.


Câu 5:

Ba cảng biển lớn nhất hiện nay ở nước ta

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ba cảng biển lớn nhất hiện nay ở nước ta là cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng và cảng Đà Nẵng. Đây là ba cảng lớn của nước ta có ý nghĩa quốc tế.


Câu 6:

Hiện nay, sự phân bố các điểm du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 139: "Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch". Như vậy, sự phân bố các điểm du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào sự phân bố các tài nguyên du lịch.


Câu 7:

Các tuyến đường biển ven bờ của nước ta chủ yếu là tuyến

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí 12 trang 132, các tuyến đường ven bờ chủ yếu là theo hướng bắc – nam.


Câu 8:

Điền từ vào chỗ trống cho phù hợp với nội dung sau: Nước ta có nhiều sông ngòi nhưng mới chỉ sử dụng khoảng... vào mục đích giao thông.

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí 12 trang 132: Nước ta có nhiều sông ngòi nhưng mới chỉ sử dụng khoảng 11 000km vào mục đích giao thông. Vận tải đường sông chủ yếu tập trung vào một số hệ thống sông chính.


Câu 9:

Loại hình giao thông vận tải nào ở nước ta được đánh giá là còn non trẻ nhưng có bước tiến nhanh nhờ có chiến lược phát triển táo bạo?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí 12 trang 132: Ở nước ta: Hàng không là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh nhờ có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất. Cả nước ta có 22 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.


Câu 10:

Ý nghĩa quan trọng của tuyến giao thông quốc lộ 1A ở nước ta là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch, coi như là xương sống của giao thông nước ta, nối từ Bắc vào Nam từ đó tạo ra các mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các vùng trong nước.


Câu 11:

Trong định hướng phát triển thông tin liên lạc, nước ta cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa mạng thông tin:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Nhằm mục đích giao lưu kinh tế, văn hóa, giáo dục với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài… vì vậy cần ưu tiên phát triển mạng thông tin quốc tế.


Câu 12:

Hoạt động chủ yếu của nội thương là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Là hoạt động thương mại trong nước, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.


Câu 13:

Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Các tài nguyên du lịch là yếu tố căn bản để phát triển các hoạt động du lịch, vì vậy việc phân bố hoạt động du lịch phụ thuộc vào sự phân bố tài nguyên du lịch.


Câu 14:

Vị trí địa lí nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế, đó là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không và hàng hải quốc tế.


Câu 15:

Điều nào sau đây không đúng với đặc điểm của tuyến đường giao thông đường bộ ở nước ta

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giao thông đường bộ ở nước ta chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giao thông vận tải ở nước ta, vì nó là tuyến đường có tính linh hoạt rất cao, thích nghi với nhiều dạng địa hình, mạng lưới phân bố rộng với sự đa dạng của các loại phương tiện giao thông.


Câu 16:

Tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng núi Tây Bắc là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Quan sát Atlat Địa lí trang 23 có thể thấy tuyến Quốc lộ 6 là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng núi Tây Bắc.


Câu 17:

Địa điểm du lịch nào ở Việt Nam được UNESCO bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên vừa là di sản văn hóa thế giới?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

+ Tràng An là địa điểm du lịch được UNESCO bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên, vừa là di sản văn hóa thế giới.

+ Vịnh Hạ Long được bầu chọn vừa là di sản thiên nhiên vừa là một trong bảy kì quan thiên nhiên mới của thế giới.

+ Phố cổ Hội An là di sản văn hóa.

+ Phong Nha –Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới.


Câu 18:

Hàng hóa giữa Đông Nam Bộ và Campuchia chủ yếu vận chuyển qua quốc lộ

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí VN, trang giao thông (trang 23) sẽ đọc được tuyến đường quan trọng để giao thương giữa vùng Đông Nam Bộ và Campuchia là quốc lộ 22.


Câu 19:

Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 131: "Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước". Như vậy, cùng với đường quốc lộ 1, đây là con đường xuyên quốc gia quan trọng, nhưng nếu quốc lộ 1 là tuyến đường xương sống của cả nước thì đường Hồ Chí Minh lại có tác dụng chính trong việc đẩy mạnh phát triển vùng phía tây đất nước.


Câu 20:

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở miền núi thì cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Miền núi có nhiều tài nguyên khoáng sản và cũng có những lợi thế để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở hạ tầng nên quá trình phát triển kinh tế còn bị hạn chế. Vì vậy, cơ sở dạ tầng đầu tiên cần chú ý đó là mạng lưới giao thông vận tải, chỉ khi giao thông thông suốt, những trang thiết bị hoặc nguồn lao động, lương thực, thực phẩm mới được đưa lên miền núi một cách dễ dàng. Như vậy, đáp án của câu hỏi là phát triển mạng lưới giao thông vận tải.


Câu 21:

Loại hình du lịch nào sau đây, có tiềm năng phát triển nhất ở khu vực đồi núi nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3.200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo và hàng triệu km2 mặt biển nên Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, hướng tới phát triển du lịch bền vững.


Câu 22:

Đặc điểm nào của vị trí địa lí nước ta là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế.


Câu 23:

Trong lĩnh vực thương mại khi cung lớn hơn cầu thì

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Khi đó sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn so với nhu cầu tiêu thụ dẫn tới giá thành giảm, sản phẩm dư thừa dẫn tới sản xuất có nguy cơ đình đốn.


Câu 24:

Đâu không phải lí do khiến cho Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dân cư tập trung đông và có trình độ kĩ thuật cao là điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao và nhiều lao động. Hà Nội là một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta do ở đây có đầy đủ các tuyến đường giao thông huyết mạch, các loại hình, phương tiện giao thông, từ Hà Nội giao thông tỏa đi các hướng.


Câu 25:

Tuyến vận tải chuyên môn hóa làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Quốc lộ số 5 là tuyến giao thông nối Hà Nội với Hải Phòng là tuyến vận tải chuyên môn hóa làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc.


Câu 26:

Từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay ngành du lịch nước ta phát triển nhanh là do

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 142: "Ngành du lịch của nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước".


Câu 27:

Ngành du lịch nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là do

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK địa lí 12, trang142: Vấn đề phát triển thương mại du lịch " Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển nhanh từ đầu thập niên 90 cho đến nay nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước".


Câu 28:

Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Khó khăn lớn nhất làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng cho mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta đó là địa hình. Với nền địa hình 3/4 diện tích là đồi núi, cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc 3260 con sông dài trên 20km. Điều đó bắt buộc chúng ta phải đầu tư nhiều cho việc xây dựng hầm, đèo, cầu cống, đường xá...


Câu 29:

Hàng xuất nhập khẩu nước ta chủ yếu là nguyên nhiên liệu, tư liệu sản xuất; hàng xuất khẩu là công nghiệp nặng, khoáng sản. Điều này cho biết Việt Nam là một nước:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ở các nước đang phát triển, hạn chế trong phát triển kinh tế là về tư liệu sản xuất và nguyên nhiên liệu, còn thế mạnh là công nghiệp nặng và khoáng sản thô. Như vậy, với đặc điểm về mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu được nêu trong đề bài cho thấy, Việt Nam là một nước đang phát triển.


Câu 30:

Nguyên nhân nào sau đây làm cho đường sắt Việt Nam luôn lạc hậu so với thế giới?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Sự yếu kém, lạc hậu của đường sắt Việt Nam hiện nay là do công nghệ quá lạc hậu - một thời gian dài lại không được quan tâm, đầu tư, nhưng mặt khác là do đường sắt Việt Nam lại không được kết nối với các phương thức vận tải khác để khai thác các lợi thế của đường sắt, hơn nữa các ga đường sắt quốc gia kết nối rất kém với các bến xe, xe buýt, các tuyến đường gom… làm cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách kém hấp dẫn, chi phí cao, gây lãng phí, bất tiện với hành khách đến với đường sắt.


Bắt đầu thi ngay