KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 29)
-
6281 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đâu không là tác dụng của việc đưa đồng chung vào sử dụng trong thị trường Liên minh châu Âu (EU)?
Chọn đáp án D
Đồng tiền chung Ơ-rô được đưa vào giao dịch từ năm 1999. Việc đưa vào sử dụng chung một đồng tiền có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung, xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU và đơn giản hóa công tác kế toán. Như vậy, đặc điểm không đúng với ích lợi của việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro là: gây khó khăn cho công tác kế toán. Như vậy, mục đích để thay thế đô la Mĩ không phải là tác dụng của việc sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô.
Câu 2:
Khoáng sản chủ yếu của Nhật Bản là
Chọn đáp án C
Theo SGK Địa lí 11, trang 76: "Nhật Bản là nước nghèo khoáng sản. Ngoài than đá (trữ lượng không nhiều) và đồng, các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể". Như vậy, khoáng sản chính của Nhật Bản là đồng và than.
Câu 3:
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam là:
Chọn đáp án C
Theo SGK Địa lí 12, khi nói về ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí Việt Nam, các tác giả SGK đã nêu rõ vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 4:
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là:
Chọn đáp án A
Thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.
Câu 5:
Địa hình nước ta có đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là:
Chọn đáp án A
Địa hình nước ta có đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, dưới 1000m chiếm tới 85% diện tích.
Câu 6:
Ở nước ta, Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, vì:
Chọn đáp án C
Huế có lượng mưa cao nhất, chủ yếu mưa vào mùa thu đông do:
+ Dãy Bạch Mã chắn các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc và bão từ biển Đông thổi vào.
+ Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. + Lượng cân bằng ẩm cao nhất do lượng mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ.
– Tp.Hồ Chí Minh có lượng mưa khá cao do:
+ Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào mang theo lượng mưa lớn.
+ Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. + Do nhiệt độ cao, đặc biệt mùa khô kéo dài nên bốc hơi mạnh và thế cân bằng ẩm thấp nhất.
– Hà Nội: lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa. Lượng bốc hơi thấp nên cân bằng ẩm cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 7:
Biện phápchống bão có hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta là
Chọn đáp án B
Bão là một thiên tai tự nhiên nên không thể ngăn cản được mà chỉ có thể phòng chống. Biện pháp phòng chống bão có hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta là tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác quá trình hình thành và hướng đi chuyển của bão. Từ việc dự báo bão chính xác mới có thể triển khai các biện pháp tiếp theo như huy động sức dân, củng cố đê chắn sóng, cảnh báo tàu thuyền ngoài xa.
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?
Chọn đáp án A
Ở nước ta, các khu vực miền núi và cao nguyên tuy có nhiều khoáng sản và có những điều kiện thuận lợi nhưng yếu tố khó khăn về địa hình về điều kiện khí hậu và dân cư đã gây những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế ở đây. Vì vậy, các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua. Những phương án còn lại đều là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua.
Câu 9:
Tỉnh nào trồng nhiều chè nhất ở Tây Nguyên?
Chọn đáp án D
Tỉnh Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè nhiều nhất với 25 000ha trong tổng số 122.460 ha của cả nước
Câu 10:
Giải pháp hàng đầu để nâng cao khả năng canh tranh mặt hàng cà phê của nước ta với các nước xuất khẩu khác là:
Chọn đáp án B
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay. Tuy nhiên để nâng cao giá trị cạnh tranh trên những thị trường tiềm năng đã có sẵn và nền tảng các giống cà phê chất lượng tốt, thì giải pháp hàng đầu hiện nay là phải nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ trong chế biến.
Câu 11:
Khu vực Đồng bằng sông Hồng và phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất cả nước. Ở đây, hoạt động công nghiệp được tỏa ra sáu hướng, trong đó không có hướng nào dưới đây?
Chọn đáp án C
Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo 6 hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch:
+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả: Cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
+ Đáp Cầu – Bắc Giang: vật liệu xây dựng, phân hóa học.
+ Đông Anh – Thái Nguyên: cơ khí, luyện kim.
+Việt Trì – Lâm Thao: hóa chất, giấy.
+ Hòa Bình – Sơn La: thủy điện.
+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa: dệt – may, điện, vật liệu xây dựng.
Câu 12:
Hướng phát triển trong tương lai đối với quá trình công nghiệp hoá ở nước ta là:
Chọn đáp án D
Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta yêu cầu cần phải chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến thay vì công nghiệp nặng hay công nghiệp khai thác như thời kì đầu.
Câu 13:
Tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng núi Tây Bắc là:
Chọn đáp án B
Quan sát Atlat Địa lí trang 23 có thể thấy tuyến Quốc lộ 6 là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng núi Tây Bắc.
Câu 14:
Trong quá trình Đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay, giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng không phải vì lí do nào dưới đây?
Chọn đáp án D
Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, nó không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội nhưng nó hỗ trợ rất lớn cho hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, không có ngành này, mọi hoạt động khác sẽ bị tê liệt. Như vậy, vai trò đặc biệt quan trọng của giao thông vận tải không thể hiện ở việc sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.
Câu 15:
Các đô thị ở nước ta phân bố chủ yếu ở:
Chọn đáp án C
Các đô thị của nước ta phân bố không đều trên phạm vi cả nước, nên không tập trung ở miền Bắc hay miền Nam. Tuy nhiên, các đô thị lại thường phân bố ở những nơi có địa hình thuận lợi, dân cư tập trung đông, có điều kiện phát triển kinh tế - đó là vùng đồng bằng, ven biển. Ngược lại, các vùng núi, trung du và bán bình nguyên không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, dân cư lại tập trung thưa thớt nên không thể hình thành các đô thị.
Câu 16:
Khí hậu của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có điểm khác nhau cơ bản là
Chọn đáp án A
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đều nằm trong miền khí hậu phía Nam của nước ta, vì vậy các yếu tố của khí hậu về mùa mưa và mùa khô gần tương tự nhau. Tuy nhiên, do sự khác nhau về yếu tố độ cao địa hình quy định (Tây Nguyên có độ cao địa hình lớn hơn Đông Nam Bộ) nên làm cho sự phân hóa theo độ cao của khí hậu có sự khác nhau cơ bản giữa hai vùng.
Câu 17:
Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh đánh bắt thủy sản là do
Chọn đáp án D
Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh đánh bắt thủy sản là do đường bờ biển dài nhiều bãi tôm, bãi cá.
Câu 18:
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là:
Chọn đáp án A
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là việc thiếu nước ngọt vào mùa khô, hơn nữa lại có sự gia tăng phèn hóa và mặn hóa càng gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp. Nên khi có nước thì biện pháp đầu tiên là phải thau chua, rửa mặn.
Câu 19:
Những thành tựu nổi bật nhất, có ý nghĩa nhất của EU là:
Chọn đáp án D
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 49: "EU đã thành công trong việc tạo ra một thị trường chung có khả năng đảm bảo cho hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên và sử dụng một đồng tiền chung ơ-rô".
Câu 20:
Thế mạnh để phát triển kinh tế của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có điểm khác nhau cơ bản là
Chọn đáp án C
Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều thuộc miền khí hậu phía Nam nên có những điểm tương đồng về khí hậu, chế độ nước sông ngòi. Đồng thời, đất đai của hai vùng đặc trưng cho địa hình đồi núi, cao nguyên nên thường là đất ba dan, feralit... thuận lợi hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai vùng là chỉ riêng Đông Nam Bộ giáp biển còn Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất của cả nước không giáp biển nên vùng thì có thế mạnh về phát triển kinh tế biển còn vùng thì không.
Câu 21:
Bãi biển Lăng Cô là bãi biển nổi tiếng của tỉnh
Chọn đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Du lịch (trang 25), tìm kí hiệu du lịch biển và xác định trên bản đồ địa danh Lăng Cô; từ đó xác định bãi biển Lăng Cô là bãi biển nổi tiếng thuộc tỉnh Thừa – Thiên Huế.
Câu 22:
Đồng bằng sông Hồng là vùng có tiềm năng tự nhiên to lớn để sản xuất lương thực - thực phẩm là do có:
Chọn đáp án C
Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước. Điều kiện tiên quyết cho sự phát triển sản xuất lương thực thực phẩm là đất đai, khí hậu, nguồn nước và con người. Trong đó tiềm năng về tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng là đất đai màu mỡ, khí hậu tốt, nguồn nước dồi dào
Câu 23:
Tuyến giao thông chạy qua gần hết các tỉnh của Tây Nguyên vào Đông Nam Bộ
Chọn đáp án C
Quốc lộ 14 ngày xưa bây giờ là đường Hồ Chí Minh - Con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh cao nguyên Nam Trung Bộ và các tỉnh Đông Nam Bộ. Nếu tính về chiều dài khoảng 890 km, thì đây là quốc lộ dài thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau quốc lộ 1A.
Câu 24:
Bên cạnh nhiệm vụ cung cấp điện thì các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên còn có vai trò gì dưới đây?
Chọn đáp án A
Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên nhằm cung cấp nước, năng lượng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm cây công nghiệp, lương thực và sinh hoạt. Sự phát triển thủy điện sẽ tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển (khai thác Bô xít ) và nâng cao đời sống của người dân nơi đây. Bên cạnh nhiệm vụ phát điện thì các thủy điện lúc này còn thực hiện vai trò điều phối nguồn nước để chống hạn cho cây trồng ở vùng hạ du.
Câu 25:
So với nhiều nước Đông Nam Á ở cùng vĩ độ, khu vực Đồng bằng sông Hồng có thể trồng được các loại rau quả có nguồn gốc cận nhiệt đới, ôn đới, nhờ
Chọn đáp án A
Thời tiết của vùng Đồng Bằng Sông Hồng có một mùa đông lạnh, thích hợp cho trồng các loại cây ưa lạnh như: ngô đông, rau củ ôn đới (xu hào, bắp cải, khoai tây...), đem lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm đa dạng năng suất cao không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho vùng mà còn xuất khẩu.
Câu 26:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 hãy cho biết tỉnh nào có diện tích lớn nhất nước ta.
Chọn đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lý quan sát và so sánh diện tích các tỉnh/thành phố của nước ta có thể thấy Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng lớn nhất
Câu 27:
Dựa vào trang 8 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết Crôm và Apatit được phân bố ở
Chọn đáp án B
Crôm được phân bố duy nhất ở Cổ Định tỉnh Thanh Hóa. Còn Apatit phân bố ở tỉnh Lào Cai.
Câu 28:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, 14 em hãy cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung?
Chọn đáp án B
Dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng tây bắc - đông nam, dãy Bạch Mã, và Hoành Sơn đều có hướng đâm ngang ra biển. Chỉ có dãy Trường Sơn Nam chạy theo hướng vòng cung.
Câu 29:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết thành phố Nha Trang trực thuộc tỉnh nào?
Chọn đáp án A
Khai thác bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, tìm thành phố Nha Trang, xác định vị trí của Nha Trang nằm hoàn toàn trong tỉnh Khánh Hòa.
Câu 30:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết năm 2007 nước ta nhập siêu là bao nhiêu?
Chọn đáp án B
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, chú thích về biểu đồ nhập siêu, ta có Việt Nam nhập siêu là 14,2 tỉ đồng.
Câu 31:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng vòng cung?
Chọn đáp án D
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 ta thấy các dãy núi chạy theo hướng vòng cung là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Dãy núi. Như vậy, Hoàng Liên Sơn không phải dãy núi chạy theo hướng vòng cung.
Câu 32:
Dựa vào trang 24 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết nước ta chủ yếu nhập khẩu mặt hàng nào?
Chọn đáp án B
Dựa vào trang 24 Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là nguyên, nhiên, vật liệu
Câu 33:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ trang 10 em hãy cho biết hệ thống sông lớn nhất ở khu vực Bắc Bộ nước ta là
Chọn đáp án B
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, khai thác biểu đồ đặt ở góc phải: tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông để nhận xét hệ thống sông lớn nhất khu vực Bắc Bộ chính là hệ thống sông Hồng.
Câu 34:
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2010
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của nước ta giai đoạn 2000-2010?
Chọn đáp án A
Quan sát bảng số liệu, ta thấy diện tích canh tác giảm từ 7666,3 nghìn ha còn 7513,7 nghìn ha, giảm 152,6 nghìn ha. Sản lượng tăng từ 32529,5 nghìn tấn đến 40005,5 nghìn ha, tăng 1,23 lần. Như vậy, đáp án đúng của câu hỏi này là diện tích và sản lượng lúa đều tăng.
Câu 35:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cơ cấu giá trị sản xuất nông, lầm, thủy sản từ năm 2000 đến năm 2007 thay đổi như thế nào?
Chọn đáp án C
Dựa vào Allat Địa lí Việt Nam trang 18, ta thấy tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 79% năm 2000 xuống còn 70% năm 2007; lâm nghiệp và dịch vụ đều tăng.
Câu 36:
Cho biểu đồ
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản của nước ta giai đoạn 2000 - 2010.
Chọn đáp án A
Dựa vào biểu đồ có thể thấy, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đều tăng, trong đó tốc độ tăng trường ngành thủy sản tăng mạnh nhất (1,47 lần), ngành lâm nghiệp tăng thấp nhất (1,17 lần). Vậy đáp án đúng là giá trị sản xuất của cả ba ngành đều tăng trong đó nhanh nhất là thủy sản, chậm nhất là lâm nghiệp.
Câu 37:
Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế nước ta thời kì 2001 – 2007 thì biểu đồ nào là phù hợp nhất?
Chọn đáp án B
Vì thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế nên sử dụng biểu đồ đường là hợp lí nhất. Có 3 đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế.
Câu 38:
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA GIAI ĐOẠN 1990 - 2014
(Đơn vị: %)
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
Chọn đáp án D
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng từ 17,9% lên 25,2% còn ngành trồng trọt giảm từ 79,3% xuống còn 73,3%. Như vậy, nhận định đúng là Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi cao hơn ngành trồng trọt. Tỉ trọng ngành trồng trọt luôn lớn nhất nhưng có xu hướng giảm (79,3% vào năm 1990, giảm qua các năm chỉ còn 73,3% năm 2014). Tỉ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng đều qua các năm (năm 1990 đạt 17,9 % thì đến năm 2014 là 25,2%). Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp nhất và có sự biến động nhẹ qua các năm. Như vậy, 3 nhận định A, B, C đều sai.
Câu 39:
Cho biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2010
Nhận xét nào dưới đây không chính xác đối với biểu đồ trên?
Chọn đáp án B
Quan sát biểu đồ, dựa vào phần chú giải và số liệu biểu đồ ta thấy:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa dẫn đầu cả nước.
+ Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lúa lớn thứ hai.
+ Tây Nguyên là vùng có sản lượng lúa ít nhất.
+ Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng chiếm hơn 2/3 sản lượng của cả nước.
Như vậy, nhận xét không đúng là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long chiếm ½ sản lượng lúa cả nước.
Câu 40:
Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ sau đây, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
Chọn đáp án A
Căn cứ vào biểu đồ ta thấy: ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với 2 ngành kia; Hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong giai đoạn 2000 – 2014; hàng điện tử có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vào giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014. Vì vậy nhận định: Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2014 là sai.