KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 28)
-
6297 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cơ chế hợp tác của "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" không thông qua hình thức nào?
Chọn đáp án A
Cơ chế hợp tác của ASEAN:
- Thông qua các diễn đàn
- Thông qua các hiệp ước
- Tổ chức các hội nghị
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển
- Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực
ð Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN
Như vậy, phương án A không phải cơ chế hoạt động chung của ASEAN.
Câu 2:
Hiện nay vùng lãnh thổ nào trong khu vực Đông Nam Á còn có tranh chấp?
Chọn đáp án C
Nhìn một cách tổng thể, trong nội bộ ASEAN đang ngày càng có “tình trạng gia tăng sự mất lòng tin chiến lược". Các cuộc tranh chấp lãnh thổ và biên giới giữa các quốc gia láng giềng hiện đang làm phức tạp thêm các mối quan hệ song phương. Nổi bật phía đông quần đảo Hoàng Sa là khu vực có nhiều vấn đề tranh chấp trong khu vực này.
Câu 3:
Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây:
Chọn đáp án C
Nước ta gắn liền với lục địa Á - Âu và với đại dương Thái Bình Dương nằm ở phía Đông và Nam.
Câu 4:
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính khép kín của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố:
Chọn đáp án D
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính khép kín của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thủy triều, hải lưu) và sinh vật biển.
Câu 5:
Vì sao vào mùa đông, khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên lại là mùa khô?
Chọn đáp án D
Do gió tín phong ở Bắc Bán Cầu thổi vào, bị dãy Trường Sơn và các cao nguyên phía Nam chặn lại, gây mưa ở vùng ven biển Trung Bộ, còn các vùng Nam Bộ và Tây Nguyên thì khô.
Câu 6:
Càng vào phía Nam mùa mưa bão ở nước ta có xu hướng
Chọn đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang khí hậu (trang 9), xác định kí hiệu bão là các mũi tên và quan sát thời gian hoạt động của bão từ bắc xuống nam sẽ thấy thời gian hoạt động của bão nước ta chậm dần từ tháng 6 đến tháng 12.
Câu 7:
Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là
Chọn đáp án D
Theo SGK Địa lí 12 (trang 65): “Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững”. Như vậy, trong tất cả các giải pháp thì giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta giai đoạn hiện nay và tương lai là sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.
Câu 8:
Việc phát triển nền nông nghiệp tự cấp, tự túc dẫn đến
Chọn đáp án D
Nền nông nghiệp nước ta bao gồm nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại. Trong đó, nền nông nghiệp cổ truyền thiên về tự cấp tự túc, với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún. Do vậy, trong nền sản xuất này, dịch vụ nông nghiệp sẽ chiếm tỉ trọng nhỏ vì không có nhu cầu trao đổi trong sản xuất.
Câu 9:
Trong bối cảnh thế giới đang có sự biến động về sản phẩm nông nghiệp, nước ta muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì phải giải quyết tốt mối quan hệ nào dưới đây?
Chọn đáp án B
Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay phát triển còn kém bền vững, năng lực thích ứng, đối phó với biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất. Trong bối cảnh thế giới đang có những diễn biến phức tạp, gắn liền với tác động khó lường từ biến đổi khí hậu, hoạt động nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu luôn là giải pháp để nước ta thực hiện phát triển nền nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Câu 10:
Ngành công nghiệp vừa giải quyết nhu cầu thiết yếu, vừa giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội, cần đẩy mạnh phát triển là
Chọn đáp án B
Theo SGK Địa lí lớp 10, trang 129: “Công nghiệp dệt – may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của nông nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nó giải quyết nhu cầu may mặc, sinh hoạt cho hơn 6 tỉ người trên Trái Đất và một phần nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nặng. Phát triển công nghiệp dệt – may có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hóa chất, đồng thời còn có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ”.
Câu 11:
Khu vực Đồng bằng sông Hồng và phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất cả nước. Ở đây, hoạt động công nghiệp được tỏa ra sáu hướng, trong đó không có hướng nào dưới đây?
Chọn đáp án A
Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo 6 hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch:
+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả: Cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
+ Đáp Cầu – Bắc Giang: vật liệu xây dựng, phân hóa học.
+ Đông Anh – Thái Nguyên: cơ khí, luyện kim.
+Việt Trì – Lâm Thao: hóa chất, giấy.
+ Hòa Bình – Sơn La: thủy điện.
+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa: dệt – may, điện, vật liệu xây dựng.
Câu 12:
Tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta là
Chọn đáp án C
Đó là các tuyến giao thông vận tải Bắc - Nam, đặc biệt là tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc Nam.
Câu 13:
Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm
Chọn đáp án C
Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu
Câu 14:
Mục đích chính của việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du miền núi và phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là:
Chọn đáp án D
Trung du miền núi là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tuy nhiên việc phát triển kinh tế ở đây còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, nguồn lao động lành nghề còn thấp. Khu vực nông thôn nguồn lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài thời gian hoạt động của mùa vụ, nguồn lao động này hầu như nông nhàn. Vì vậy, mục đích chính của việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du miền núi và phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là giải quyết nhu cầu việc làm cho xã hội.
Câu 15:
Việc tập trung nhiều lao động ở vùng đồng bằng và duyên hải là điều kiện thuận lợi để:
Chọn đáp án A
Khu vực đồng bằng là nơi tập trung nhiều lao động điều này mang đến thị trường tiêu thụ rộng lớn và có nhiều điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư khoa học kĩ thuật và nâng cao trình độ người lao động. Vì vậy, việc tập trung nhiều lao động ở vùng đồng bằng và duyên hải là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp đòi hỏi trình độ cao.
Câu 16:
Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí cao trong ngành sản xuất lương thực của nước ta là do:
Chọn đáp án A
Có diện tích gieo trồng cây lương thực lớn nhất nước với khoảng 4 triệu ha làm cơ sở nguyên liệu của ngành sản xuất lương thực
Câu 17:
Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta không thích hợp cho trồng cây hàng năm chủ yếu là do:
Chọn đáp án A
Địa hình chủ yếu là đồi núi cao và miền trung du, đất dốc nên dễ bị thoái hoá, việc làm thuỷ lợi trở nên rất khó khăn. Vì thế ở đây chỉ thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm.
Câu 18:
Ở Đồng bằng sông Hồng, tỉnh có diện tích gieo trồng và sản lượng lúa lớn nhất là:
Chọn đáp án C
Tỉnh Thái Bình với diện tích gieo trồng lúa là 164,9 nghìn ha (đồng bằng sông Hồng là 1111,6 nghìn ha). Với sản lượng là 1114,8 nghìn tấn (đồng bằng sông Hồng là 6298,1 nghìn tấn) đứng đầu Đồng bằng sông Hồng.
Câu 19:
Đất cát pha trên các đồng bằng ở duyên hải miền Trung, là điều kiện thuận lợi để
Chọn đáp án B
Đất pha cát là đất thích hợp cho cây công nghiệp hàng năm phát triển; đất feralit và badan thuận lợi cho cây công nghiệp lâu năm phát triển.
Câu 20:
Vùng chuyên canh cây công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất là:
Chọn đáp án D
Trong 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp của nước ta, xét về quy mô và cơ sở vật chất, có thể xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Đông Nam Bộ - Tây Nguyên – Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 21:
Biện pháp nào sau đây không phù hợp với cải tạo tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?
Chọn đáp án D
Giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô. Nếu thiếu nước dẫn đến hậu quả bốc phèn, mặn và nước mặn theo sông, rạch vào làm tăng diện tích đất phèn, đất mặn. Vì vậy, nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để rửa phèn, rửa mặn trong mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hạn chế tác hại của lũ trong mùa mưa. Vì lũ lớn sẽ làm cho các vùng đất thấp trũng bị ngập nước trong thời gian dài, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Do đó, cần phát triển cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông vượt lũ, quy hoạch lại các khu dân cư... Như vậy, khai phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản không phù hợp với cải tạo tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 22:
Diện tích đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long gấp mấy lần diện tích đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Hồng?
Chọn đáp án B
Ở Đồng bằng sông Hồng diện tích đất tự nhiên là 15 000 km2 x 51,2% = 7680km2 (là diện tích đất nông nghiệp). Lấy 7680 x 70% - 5376km2 (là diện tích đất phù sa màu mỡ)
Ở Đồng bằng sông Cửu Long có 12000 km2 diện tích đất phù sa ngọt.
Lấy 12000: 5376 = 2,23 lần
Câu 23:
Trong những năm gần đây, diện tích rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long bị giảm sút chủ yếu là do
Chọn đáp án D
Trong những năm gần đây, ở Đồng bằng sông Cửu Long đang tiến hành các chương trình di dân và phát triển nuôi tôm đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác đó là hiện tượng cháy rừng.
Câu 24:
Điểm tương đồng trong cơ cấu sản phẩm cây trồng giữa Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ là
Chọn đáp án A
Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai và thứ ba của nước ta, trong đó, có điểm tương đồng là trong cơ cấu cây trồng là đều phát triển các cây công nghiệp lâu năm, trong đó, sản phẩm chung của 2 vùng là cây chè.
Câu 25:
Ngành thuỷ sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thuận lợi hơn Đồng bằng sông Hồng là do
Chọn đáp án C
Đồng bằng sông Cửu Long giáp vùng biển có ngư trường lớn Cà Mau - Kiên Giang, vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá với trữ lượng lớn (chiếm hơn 1/2 trữ lượng hải sản của cả nước). Nội địa có nguồn lợi thủy sản phong phú của mạng lưới sông rạch dày đặc. Có diện tích mặt nước thích hợp để nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước (hơn 50 vạn ha).
Câu 26:
Dựa vào trang 30 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Chọn đáp án D
Dựa vào trang 30 Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy Cà Mau không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Câu 27:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết nước ta có mấy đường bay và sân bay trong nước?
Chọn đáp án B
Quan sát Atlat địa lí Việt Nam trang 23 có thể thấy nước ta có 16 đường bay và sân bay trong nước.
Câu 28:
Dựa vào bản đồ công nghiệp năng lượng Atlat trang 22, hãy kể tên hai nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Chọn đáp án B
Dựa vào bản đồ công nghiệp năng lượng trang 22, kí hiệu nhà náy thủy điện là ngôi sao 6 cánh màu xanh, trong các đáp án đưa ra đáp án đúng nhất là Thác Bà, Nậm Mu
Câu 29:
Căn cứ ào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 cho biết các cơn bão từ Biển Đông vào khu vực Bắc Trung Bộ vào tháng nào?
Chọn đáp án A
Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, xác định khu vực Bắc Trung Bộ và xác định mũi tên bão ảnh hưởng vào khu vực này là vào tháng 9.
Câu 30:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ cây công nghiệp trang 19 cho biết loại cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Chọn đáp án B
Căn cứ vào bản đồ cây công nghiệp trang 19, nhận thấy ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có một số loại cây công nghiệp được chuyên môn hóa là: Đậu tương, thuốc lá, bông, lạc. Như vậy, điều không phải loại cây công nghiệp chuyên môn hóa của vùng này.
Câu 31:
Dựa vào trang 9 Atlat địa lí Việt Nam em hãy cho biết vùng khí hậu nào dưới đây không thuộc miền khí hậu phía Nam?
Chọn đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu (trang 9), quan sát bản đồ Khí hậu chung, dựa vào phần chú giải tìm phạm vi miền khí hậu phía Nam và ranh giới các vùng khí hậu Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ đó xác định được miền khí hậu Bắc Trung Bộ thuộc miền khí hậu phía Bắc chứ không phải miền khí hậu phía Nam.
Câu 32:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết trâu được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào nước ta?
Chọn đáp án C
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, kết hợp chú thích số lượng trâu (màu xanh đậm) có thể thấy trâu được nuôi nhiều nhất ở Thanh Hóa, Nghệ An. Sau đó đến các tỉnh: Hà Giang, Sơn La, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Lạng Sơn...
Câu 33:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố nào sau đây là đô thị loại 2 tính đến năm 2007?
Chọn đáp án B
Quan sát Atlat trang 15, ta thấy trong các tỉnh trên thì Nam Định là đô thị loại 2, Hà Nội là đô thị đặc biệt, Đà Nẵng là đô thị loại 1, Sơn La là đô thị loại 3.
Câu 34:
Dựa vào trang 24 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết nước ta chủ yếu nhập khẩu mặt hàng nào?
Chọn đáp án C
Dựa vào trang 24 Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là nguyên, nhiên, vật liệu
Câu 35:
Cho biểu đồ Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc theo ngành kinh tế năm 2000 và năm 2014.
(Đơn vị: %)
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu lao động của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014?
Chọn đáp án C
Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 13,1 % lên 21,2%; dịch vụ tăng từ 21,8% lên 32%; khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 65,1% còn 46,7% . Như vậy, nhận xét đúng là: tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản
Câu 36:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, em hãy cho biết lát cắt AB từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình chạy theo hướng
Chọn đáp án D
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, xác định vị trí của đường biểu thị lát cắt AB trên lược đồ, xem xét điểm đầu và điểm cuối lát cắt AB. Hướng chạy của AB là từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình đó là hướng từ tây bắc đến đông nam.
Câu 37:
Cho bảng số liệu
Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2014
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
Căn cứ vào bảng số liệu trên nhận xét nào không đúng về quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta qua hai năm 2005 và 2014?
Chọn đáp án C
Căn cứ vào bảng số liệu, ta thấy, tỉ trọng lao động khu vực Nông - lâm - thủy sản giảm, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng, khu vực dịch vụ tăng và tổng số lao động giảm. Như vậy, nhận xét không đúng là tổng số lao động đang làm việc ở nước ta có xu hướng giảm.
Câu 38:
Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (%)
Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?
Chọn đáp án C
Khu vực ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất là nhận định đúng vì năm 1995 khu vực này chiếm 76,9% và năm 2005 là 83,3%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 0,5% (1995) lên 3,8% (2005) tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong 3 khu vực. Khu vực Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng tăng là nhận định sai vì khu vực này có xu hướng giảm năm 1995 là 22,6% giảm còn 12,9% năm 2005
Câu 39:
Cho bảng số liệu
GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 VÀ 2014
(Đơn vị: tỉ đồng)
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết từ năm 2000 đến năm 2014 tỉ trọng nông – lâm – thủy sản nước ta giảm
Chọn đáp án B
Tính tỉ trọng của ngành nông – lâm – thủy sản năm 2000 là 108 356: 441 646 = 0,246 = 24,6%. Tương tự, tính tỉ trọng của ngành nông – lâm – thủy sản năm 2014 = 19,7%. Lấy
Câu 40:
Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG 15 TUỔI TRỞ LÊN PHÂN THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi về tỉ trọng trong cơ cấu lao động phân theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 2005 – 2015?
Chọn đáp án A
Qua biểu đồ ta thấy, Nhóm tuổi từ 15 – 24 có xu hướng giảm đạt 20,4\% năm 2005 thì đến năm 2015 con số này chỉ còn 14,8\%. Nhóm tuổi 25 – 49 có xu hướng cũng giảm. Năm 2005 đạt 63,3\% thì đến năm 2015 con số này chỉ còn 59,3. Nhóm tuổi 50 trở lên có xu hướng tăng lên, đạt 16,3\% vào năm 2005 và tăng lên đạt 26\% năm 2015. Nhận định đúng là: từ 15 – 24 tuổi và từ 25 – 49 giảm.