[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch Sử THPT Quốc gia có lời giải (20 đề)
Đề số 11
-
36897 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Câu 2:
- Nội dung các phương án A, C, D là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông Tây trong những năm 70 của thế kỉ XX.
- Nội dung phương án B không phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông Tây trong những năm 70 của thế kỉ XX. Cuộc chiến tranh Triều Tiên diễn ra trong giai đoạn 1950 – 1953 và kết thúc với hiệp định hình chiến giữa 2 miền Triều Tiên được ký kết năm 1953, mà xu thế hòa hoãn Đông – Tây thì diễn ra trong những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 3:
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925) đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX. Trong đó, phong trào công nhân Việt Nam đã bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, đấu tranh không chỉ vì mục tiêu kinh tế mà còn vì mục tiêu chính trị.
Câu 4:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa
Câu 5:
Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận "muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình" khi gửi bản Yêu sách đến Hội nghị Vécxai nhưng không được chấp nhận.
Câu 6:
Câu 7:
Câu 8:
Tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
Câu 9:
Câu 10:
Câu 11:
Câu 12:
Câu 13:
A loại vì SEATO là tổ chức được thành lập căn cứ theo Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á hay Hiệp ước Manila được ký vào tháng 9 năm 1954, thể chế chính thức của SEATO được thiết lập vào ngày 19 tháng 2 năm 1955 tại Băng Cốc (Thái Lan), trụ sở cũng đặt tại Băng Cốc. => không phù hợp với yêu cầu của đề bài.
B, D loại vì các cuộc chiến tranh này diễn ra ở Đông Dương hay Việt Nam thì đều thuộc Đông Nam Á, không phù hợp với yêu cầu của đề bài.
C chọn vì sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên (1948) là biểu hiện chứng tỏ sự đối đầu Xô –Mĩ ở Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 14:
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 15:
Sự nỗ lực của chính phủ và nhân dân Nhật Bản là nguyên nhân chủ quan giúp Nhật khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh những năm 1945-1952.
Câu 16:
Câu 17:
Câu 18:
Câu 19:
Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.Câu 20:
Câu 21:
Câu 22:
A loại vì việc thành lập Liên Bang Nga – quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô không phải là hậu quả.
B loại vì phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới vẫn tiếp tục.
C chọn vì với sự tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1989 – 1991) thì Chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống trên thế giới.
D loại vì tuy hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại trên thế giới nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn là mô hình nhà nước mà loài người hướng tới. Hiện nay, trên thế giới vẫn có những nước đi theo con đường XHCN như: Việt Nam, Lào, Cuba, Trung Quốc, Triều Tiên.Câu 23:
Cho những sự kiện sau, sắp xếp theo trình tự thời gian:
1. Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia... lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
2. Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc).
3. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
4. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.3. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam (1919).
4. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (1920).
2. Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc) (11/11/1924).
1. Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia... lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (19/7/1925).Câu 24:
A loại vì Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, không phù hợp với thời gian đề bài đưa ra.
B chọn vì với việc nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập trong giai đoạn 1950-1973 đã đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
C loại vì Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông (7/1997) và Ma Cao (12/1999).
D loại vì nền độc lập của Việt Nam đã được cam kết tôn trọng trong nội dung của Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) mà cuộc chiến tranh Mĩ thực hiện tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 11/1954 với chiến lược chiến tranh đơn phương. Sau thất bại của chiến lược này, Mĩ tiếp tục triển khai cuộc chiến tranh tại Việt Nam với nhiều chiến lược chiến tranh khác nhau và kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của Mĩ năm 1973 và tay sai (chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1975).
Câu 25:
A loại vì phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới cơ bản hoàn thành trong thập niên 70 – 80 còn cuộc Chiến tranh lạnh phải đến năm 1991 với sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu mới thực sự chấm dứt.
B loại vì đây mới chỉ là sự kiện chấm dứt cuộc chiến tranh về mặt lí thuyết, còn trên thực tế, Chiến tranh lạnh chấm dứt hoàn toàn phải là khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ năm 1991.
D loại vì không nêu rõ phạm vi ảnh hưởng của Mĩ bị mất, của Liên Xô bị thu hẹp là đối với khu vực nào hay trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ năm 1991 thì Chiến tranh lạnh chấm dứt và quốc gia kế tục sau đó của Liên Xô là Liên Bang Nga nên không thể tiếp tục xét nội dung với tên gọi là Liên Xô.Câu 26:
A loại vì lúc này khuynh hướng dân chủ tư sản vẫn còn, chỉ đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và khởi nghĩa Yên Bái thất bại đầu năm 1930 thì khuynh hướng vô sản mới hoàn toàn thắng thế trong phong trào yêu nước.
B loại vì chỉ đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì mới đánh dấu giai cấp công nhân trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
C chọn vì sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành 2 tổ chức cộng sản (năm 1929) cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng vô sản và hạn chế của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là không còn đủ sức lãnh đạo cách mạng nữa nên việc thành lập một chính Đảng vô sản ở Việt Nam là cấp thiết.
D loại vì với cuộc bãi công Ba Sơn tháng 8/1925 thì phong trào công nhân Việt Nam đã bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác. Đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 thì đánh dấu phong trào công nhân chuyển hoàn toàn từ tự phát sáng tự giác.Câu 27:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới được thiết lập còn gọi là trật tự hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
- Từ quan hệ đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, do có sự đối lập về mục tiêu và chiến lược nên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô đã chuyển sang thế đối đầu và nhanh chóng đi đến Chiến tranh lạnh. Cuộc chiến tranh này kéo dài gần nửa thập kỉ và trật tự hai cực Ianta trong giai đoạn này cũng từng bước bị xói mòn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xói mòn, trong đó, có tác động từ sự vươn lên mạnh mẽ trở thành các trung tâm kinh tế - tài chính thế giới của Nhật Bản và Tây Âu.Câu 28:
- Sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản. => Luận cương đã cho Nguyễn Ái Quốc thêm niềm tin về con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
- Người đã biến niềm tin thành hành động khi tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp => Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản Việt Nam đầu tiên. Như vậy, từ chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành chiến sĩ cộng sản. Đây là bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.Câu 29:
Câu 30:
A loại vì với cuộc bãi công Ba Son tháng 8/1925 thì phong trào công nhân Việt Nam mới bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác, còn trước đó thì phong trào diễn ra mang tính lẻ tẻ, tự phát, chưa có sự liên kết.
B loại vì đây là đặc điểm của phong trào công nhân dưới tác động của phong trào vô sản hóa (1928).
D loại vì đây là đặc điểm của phong trào công nhân giai đoạn 1925 – 1930.Câu 31:
A loại vì chưa nêu rõ là phong trào công nhân bước đầu hay hoàn toàn chuyển từ tự phát sang tự giác.
B chọn vì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu 1930) đã đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã chính thức bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.
C loại vì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu 1930) đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo chứ không phải là mở đường giải quyết các vấn đề này.
D loại vì Đảng ra đời dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển. Bên cạnh đó, nếu phương án D có nêu đầy đủ các yếu tố dẫn đến sự ra đời của Đảng thì đây là nguồn gốc chứ không phải ý nghĩa, tác động của việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu 1930).Câu 32:
Nguyên nhân khiến khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản thất bại tại Việt Nam là:
- Chưa đáp ứng được những yêu cầu lịch sử dân tộc.
- Chưa lôi kéo được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Chưa giải quyết được các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.
=> phương án D không phải là nguyên nhân khiến khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản thất bại tại Việt Nam.Câu 33:
A, B loại vì CNXH sup đổ ở Liên Xô và Đông Âu, Chiến tranh lạnh chấm dứt năm 1991 (thuộc thế kỉ XX) nên không phù hợp với thời gian đề bài đưa ra.
C loại vì xu thế toàn cầu hóa diễn ra từ những năm 80 của thế kỉ XX nên không phù hợp với thời gian đề bài đưa ra.
D chọn vì cuộc tấn công khủng bố vào nước Mĩ ngày 11 - 9 – 2001 mở đầu cho một thời kì biến động lớn của tình hình thế giới khi bước sang thế kỉ XXI. Bước sang thế kỉ mới, toàn nhân loại phải đối mặt với thách thức mới là chủ nghĩa khủng bố.Câu 34:
A loại vì khuynh hướng vô sản xuất hiện ở Việt Nam năm 1920 khi Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Tuy nhiên, đây không phải là đặc điểm của phong trào yêu nước Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930.
B loại vì phong trào công nhân là 1 bộ phận của phong trào yêu nước nên không thể coi đây là đặc điểm của phong trào yêu nước Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930.
C chọn vì giai đoạn 1919 – 1930, với sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam năm 1920 (khi Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc) thì trong phong trào yêu nước có sự tồn tại song song của hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản.
D loại vì đây là đặc điểm của giai đoạn 1925 – 1930.Câu 35:
A loại vì đây là ý nghĩa của sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
B chọn vì Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản. Từ 1 người yêu nước, Người đã trở thành một chiến sĩ cộng sản.
C loại vì đây là ý nghĩa của quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1921 – 1925.
D loại vì đây vốn là yêu cầu được đặt ra cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Câu 36:
Được thành lập tháng 6/1925, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có vai trò:
- Là bước chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam sau này (còn được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam).
- Là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin về trong nước: các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
- Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển thông qua phong trào vô sản hóa.Câu 37:
Câu 38:
- Năm 1929, ở Việt Nam xuất hiện 3 tổ chức cộng sản. Ba tổ chức này ra đời nhưng hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. => đặt ra yêu cầu cần hợp nhất và thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản để lãnh đạo đấu tranh.
- Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc với vai trò là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản đã triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Hội nghị nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản và lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam - Trong khi Quốc tế Cộng sản có chỉ thị thành lập một Đảng Cộng sản chung cho ba dân tộc Đông Dương thì trong quá trình thảo luận tại Hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc giải thích: “Cái từ Đông Dương rất rộng và theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là vấn đề rất nghiêm túc, người ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng, làm như thế là trái với nguyên lý của chủ nghĩa Lênin. Còn cái từ An Nam thì hẹp, mà nước ta có ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.
Do đó, từ Việt Nam hợp với cả ba miền và cũng không trái với nguyên lý của chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc”, nên Hội nghị nhất trí với cách giải thích của Người và đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ trương đó của Người tuân thủ những nguyên lý xây dựng đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, có tính đến yếu tố dân tộc, nhằm thức tỉnh ý thức dân tộc, khơi dậy sức mạnh của ba dân tộc Đông Dương, đồng thời tạo ra sự tin cậy về chính trị để đoàn kết, giúp đỡ nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và có hiệu quả.
Những sáng tạo của Người trong thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở một nước thuộc địa đã được thực tế cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trong thế kỷ XX kiểm chứng là đúng đắn và khoa học. Đây là sự cống hiến quan trọng của Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) vào kho tàng lý luận Mác - Lênin.
=> Tên gọi của Đảng cho thấy tầm nhìn chiến lược và sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc.Câu 39:
A loại vì đây không phải là con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc hướng tới.
B loại vì Nguyễn Ái Quốc nhận thấy con đường cách mạng dân chủ tư sản không phù hợp với Việt Nam. Người nhận thấy những hạn chế trong con đường cứu nước của các vị tiền bối và đã có hướng đi khác biệt khi chọn đi sang phương Tây.
Sau này, dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười và nhất là khi đọc được Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin thì Nguyễn Ái Quốc đã tin tưởng đi theo con đường cách mạng vô sản.
C chọn vì:
- Phan Bội Châu lựa chọn hướng sang phương Đông, hướng sang Nhật để noi gương Nhật hoặc cầu viện Nhật để chống Pháp và phong kiến vì Nhật là nước anh cả da vàng, đồng văn, đồng chủng, đồng châu lại vừa chiến thắng đế quốc Nga trong chiến tranh Nga - Nhật 1904 - 1905. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi sang phương Tây mà đầu tiên là sang Pháp - nước đang trực tiếp cai trị Việt Nam để xem họ làm cách mạng như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào ta.
=> Điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX so với các vị tiền bối là đi ang phương Tây tìm đường cứu nước.
D loại vì Nguyễn Ái Quốc không cầu viện Nhật Bản.Câu 40:
A loại vì đây là ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B chọn vì Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản (1920).
C loại vì đây là vai trò, ý nghĩa của hoạt động của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1925 – 1930.
D loại vì sự chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam được đánh dấu với sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tháng 8/1925.