Đề thi Học kì 1 Địa Lí 6 (Đề 2) (có đáp án)
-
768 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc được gọi là:
Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến Tây nằm bên trái đường kinh tuyến gốc.
Chọn: A.
Câu 2:
Sự biến dạng càng rõ rệt khi:
Các vùng đất trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tế. Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ, sự biến dạng càng rõ rệt.
Chọn: A.
Câu 3:
Người ta dựng vào hệ thống kinh, vĩ tuyến để:
Người ta dựng vào hệ thống kinh, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ.
Chọn: A.
Câu 4:
Các đối tượng địa lý phân bố phân tán rải rác người ta dùng:
Kí hiệu điểm được sử dụng cho các đối tượng địa lý phân bố phân tán rải rác, thể hiện các đối tượng như: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện,…
Chọn: B.
Câu 5:
Trái Đất tự quay theo hướng:
Trái đất quay từ Tây sang Đông nên giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía Tây.
Chọn: B.
Câu 6:
Vào ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được:
Vào ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 trong năm tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với Xích đạo nên ở cả hai nửa cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.
Chọn: A.
Câu 7:
Nơi luôn có 12 tiếng ngày, 12 tiếng đêm ở mọi ngày là:
Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau là 12 tiếng ngày và 12 tiếng đêm ở mọi ngày trong năm.
Chọn: D.
Câu 8:
Trạng thái không có ở các lớp của Trái Đất là:
Trạng thái các lớp của Trái Đất lần lượt là: Lớp vỏ Trái Đất (Rắn chắc); Lớp trung gian (quánh dẻo đến lỏng); Lõi Trái Đất (ngoài lỏng, nhân trong rắn chắc).
Chọn: A.
Câu 9:
Đâu không phải là biện pháp để hạn chế thiệt hại do động đất:
Một số biện pháp để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra là xây nhà chịu chấn động lớn, lập các trạm dự báo và nghiên cứu dự báo động đất để sơ tán dân đi nơi khác kịp thời khi sắp xảy ra động đất.
Chọn: B.
Câu 10:
Người ta phân chia núi ra thành 3 loại có độ cao khác nhau là dựa vào:
Người ta phân chia núi ra thành 3 loại có độ cao khác nhau (núi thấp dưới 1000m, núi trung bình từ 1000 – 2000m và núi cao trên 2000m) là dựa theo độ cao tuyệt đối của núi.
Chọn: B.
Câu 11:
Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?
- Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày - đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm.
- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được cho nên trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.
Câu 12:
Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối?
Để đo độ cao của núi, người ta thường đo bằng hai cách, đo độ cao tuyệt đối hoặc đo độ cao tương đối. Hai cách đo này có sự khác biệt nhau và không giống nhau.
- Đối với cách đo độ cao tương đối, người ta tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi lên chân núi.
- Trong khi đó, nếu muốn đo độ cao tuyệt đối người ta lại tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.