Trắc nghiệm Bài 10: Quá trình nội và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi có đáp án
Trắc nghiệm Bài 10: Quá trình nội và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi có đáp án
-
229 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?
Đáp án D.
Ngoại lực (ngoại sinh) là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Tác động thông qua phong hóa, xâm thực, vận chuyển, bồi tụ,... Kết quả là san bằng, hạ thấp địa hình. Còn sự nâng lên hay hạ xuống là tác động của nội lực (nội sinh).
Câu 2:
Nội lực có xu hướng nào sau đây?
Đáp án C.
Nội lực có xu hướng tạo ra dạng địa hình mới và tạo ra các dạng địa hình lớn.
Câu 3:
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
Đáp án A.
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất. Nguyên nhân sinh ra nội lực: Chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy chất phóng xạ, sự chuyển dịch của các dòng vật theo quy luật của trọng lực, năng lượng các phản ứng hóa học,…
Câu 4:
Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?
Đáp án A.
Tác động của nội lực là nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất.
Câu 5:
Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án B.
Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm là hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời và hỗ trợ với nhau.
Câu 6:
Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình nào sau đây?
Đáp án B.
Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như: Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn,… ở bờ biển.
Câu 7:
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do
Đáp án C.
Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời vì dưới tác dụng của Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết,...) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ Mặt Trời.
Câu 8:
Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực là
Đáp án D.
Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau. Chúng luôn tác động đồng thời tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Câu 9:
Vận động tạo núi là vận động
Đáp án A.
Vận động tạo núi là vận động nâng lên - hạ xuống do tác động của nội và ngoại lực.
Câu 10:
Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây?
Đáp án D.
Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là vận động kiến tạo. Mài mòn, thổi mòn là do tác động của ngoại lực lên bề mặt Trái Đất.