Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 11: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 11: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (có đáp án)
-
667 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tháng 2 – 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào?
Đáp án: D
Giải thích :
- Từ ngày 4 đến 11 – 2 – 1945, Hội nghị Ianta được diễn ra với sự tham gia của nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh là Xtalin, Ru-dơ-ven, Sớc-sin.
Câu 2:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?
Đáp án: A
Giải thích :
- Theo quyết định của hội nghị:
+ Ở châu Âu, Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát Đông Đức và Đông Âu. Vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh.
Câu 3:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta quân đội nước nào sẽ chiếm đóng vùng Bắc Triều Tiên?
Đáp án: B
Giải thích :
- Theo quyết định của hội nghị đối với Triều Tiên: Phía bắc vĩ tuyến 38 (Bắc Triều Tiên) do Liên Xô chiếm đóng, phía Nam vĩ tuyến 38 (Nam Triều Tiên) do Mĩ kiểm soát.
Câu 4:
Theo quyết định của Hội nghị Ianta Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?
Đáp án: A
Giải thích :
- Theo quyết định của hội nghị Ianta Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của Pháp.
Câu 5:
Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào?
Đáp án: C
Giải thích :
Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới mới mà lịch sử gọi là trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
Câu 6:
Để giữa gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị Ianta đã quyết định vấn đề gì?
Đáp án: A
Giải thích :
- Hội nghị I-an-ta đưa ra quyết định thành lập Liên hợp quốc với nhiệm vụ chính:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
+ Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo,..
Câu 7:
Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?
Đáp án: B
Giải thích :
(SGK – trang 46)
Câu 8:
Sự kiện nào khởi đầu Chiến tranh lạnh?
Đáp án: B
Giải thích:
Sự kiện được xem là khởi đầu cho Chiến tranh lạnh là sự ra đời của “Học thuyết Truman” khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ.
Câu 9:
Chiến tranh lạnh chủ yếu là cuộc chạy đua trên lĩnh vực nào?
Đáp án: D
Giải thích :
+ Trong Chiến tranh lạnh Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự và căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô.
+ Tiến hành chiến tranh đàn áp các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 10:
Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào?
Đáp án: B
Giải thích :
Sau Chiến tranh lạnh các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Các nước đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tế khu vực để cùng hợp tác và phát triển như: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),...
Câu 11:
Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc của châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Tại Hội nghị Ianta chủ trương nhanh chóng tiêu diệt phát xít Nhật. Nhật đầu hàng Đồng minh cũng là mốc đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc - kẻ thù của nhân dân các nước châu Á đã gục ngã => Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân châu Á nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. Tiêu biểu là Việt Nam, Indonesia và Lào đã chớp thời cơ và nổi dậy giành chính quyền sớm nhất khu vực Đông Nam Á trên cơ sở đã có sự chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là gì?
Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả Liên Xô và Mĩ quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. Do đó hai cường quốc đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
Biểu hiện của “chiến tranh lạnh”, đối đầu Đông- Tây ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là gì?
Biểu hiện của “chiến tranh lạnh”, đối đầu Đông - Tây ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mĩ (1954-1975). Vì thực chất cuộc chiến tranh này là sự đối đầu về ý thức hệ giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế?
Bước sang thế kỉ XXI, sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ để mở cửa thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới, chuyển giao công nghệ => rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở chính là gì?
Sau CTTG II, Mĩ cùng các nước đồng minh liên kết chặt chẽ với nhau về kinh tế, chính trị, quân sự. Trước tình hình bị đe dọa, Liên Xô cùng các nước XHCN đã hợp tác với nhau trên lĩnh vực kinh tế như: thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV); trên lĩnh vực quân sự: thành lập khối Vácsava;… Các nước XHCN hợp tác được với nhau chính là dựa trên cơ sở quan hệ cùng chung mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa, chung hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến hệ quả gì?
Hội nghị I-an-ta (1945) đã thông qua những quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. Toàn bộ những thỏa thuận và quy định đó đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, đó là Trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
Đáp án cần chọn là: C