Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 (Phần 2) (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 (Phần 2) (có đáp án)
-
541 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã tạo ra nguy cơ gì đối với thực dân Pháp ở Đông Dương?
Đáp án: A
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đứng trước 2 nguy cơ lớn:
- Ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy vì chiến tranh sẽ làm cho nước Pháp bận rộn và suy yếu
- Phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp ở Đông Dương
Câu 2:
Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì để vơ vét tối đa những nguồn lợi ở Đông Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án: B
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939), thực dân Pháp đã thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét, bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn
Câu 3:
Tháng 9-1940, ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Đáp án A
Cuối tháng 9-1940, quân Nhật vượt biên giới Việt - Trung tiến vào miền Bắc Việt Nam. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng. Pháp - Nhật câu kết với nhau cùng bóc lột nhân dân Đông Dương.
Câu 4:
Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào?
Đáp án B
Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11-1941) và sau này trở thành quốc kì của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Câu 5:
Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào?
Đáp án A
Quân Xiêm (Thái Lan) với sự giúp đỡ của Nhật - lợi dụng cơ hội quân Pháp bại trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, tiến hành khiêu khích, xung đột dọc biên giới với Lào và Cam-pu-chia. Để chống lại, thực dân Pháp bắt lính người Việt ra trận chết thay cho chúng (11-1940). Sự kiện này khiến nhân dân Nam Kì rất bất bình và nổi dậy khởi nghĩa.
Câu 6:
Tình hình Việt Nam từ năm 9-1940 đến trước ngày 9-3-1945 có đặc điểm gì nổi bật?
Đáp án D
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam từ năm 9-1940 đến trước ngày 9-3-1945 là thực dân Pháp và phát xít Nhật câu kết với nhau để thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam, đẩy nhân dân Việt Nam vào cảnh 1 cổ 2 tròng. Chính vì thế, đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp - Nhật ngày càng gay gắt.
Câu 7:
Hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp - Nhật đối với nhân dân Việt Nam là gì?
Đáp án B
Những chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp - Nhật như thu thóc gạo, nhổ lúa trồng đay, cướp đoạt ruộng đất, cưỡng bức thu mua lương thực với giá rẻ mạt…đã dẫn đến nạn đói cuối năm 1944 - đầu năm 1945 với gần 2 triệu người Việt Nam bị chết đói. Đây chính là hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp – Nhật đối với nhân dân ta.
Câu 8:
Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940)?
Đáp án D
- Khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và khởi nghĩa Nam Kì (11-1940) đã “gây ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc”, nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta, giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh báo nghiêm khắc phát xít Nhật vừa mới đặt chân vào nước ta, “đó là những tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc".
- Để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau.
Câu 9:
Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1939 - 1945 là gì?
Đáp án A
Dưới ách thống trị của đế quốc phát xít Pháp - Nhật, mâu thuẫn dân tộc phát triển rất gay gắt. Do đó nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc.
Câu 10:
Lý do chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải đồng ý bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương?
Đáp án A
Đông Dương là một trong những thuộc địa giàu có nhất của thực dân Pháp nên Pháp buộc phải giữ Đông Dương bằng mọi giá. Tuy nhiên khi Nhật vào Đông Dương, quân Pháp không đủ khả năng để chống lại nên đã chủ động bắt tay với phát xít Nhật cùng cai trị Đông Dương.
Câu 11:
Đâu không phải là lý do để phát xít Nhật đồng ý bắt tay với thực dân Pháp khi mới vào Đông Dương?
Đáp án D
Tháng 9-1940 Nhật vào Đông Dương. Tuy nhiên phát xít Nhật đã không lật đổ ngay thực dân Pháp mà lại bắt tay với Pháp vì:
- Người Pháp đã xây dựng được ở Đông Dương một bộ máy cai trị hoàn thiện mà Nhật có thể lợi dụng để vơ vét, bóc lột các tiềm lực của Đông Dương và đàn áp các phong trào đấu tranh;
- Đồng thời cũng tránh nguy cơ lộ tham vọng xâm lược, biến Đông Dương thành hậu phương, căn cứ chiến tranh của Nhật ở Châu Á- Thái Bình Dương