Bài tập Một số nền văn minh phương Tây có đáp án
-
148 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
“Không có cở sở văn minh Hy Lạp và La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại”. Đây là nhận định của Ph.Ăng-ghen trong tác phẩm Chống Đuy-rinh về ý nghĩa của nền văn minh Hy Lạp, La Mã. Hai nền văn minh này là một trong những cơ sở cho sự hình thành nền văn minh thời Phục hưng ở Tây Âu và văn minh phương Tây sau này.
Vậy văn minh Hy Lạp, La Mã, văn minh thời phục hưng được hình thành trên những cơ sở nào và thành tựu của các nền văn minh này có ý nghĩa ra sao?
a/ Cơ sở hình thành và ý nghĩa của văn minh Hy Lạp, La Mã
- Văn minh Hy Lạp, La Mã được hình thành dựa trên những cơ sở về: điều kiện tự nhiên; kinh tế; chính trị; xã hội; dân cư
- Ý nghĩa:
+ Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Hy Lạp, La Mã
+ Nhiều thành tựu văn minh của Hy Lạp, La Mã cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.
b/ Bối cảnh hình thành và ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng
- Bối cảnh:
+ Kinh tế và khoa học – kĩ thuật: uan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành; trình độ khoa học - kĩ thuật có nhiều tiến bộ.
+ Chính trị - xã hội: chế độ phong kiến chuyên chế và sự khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa; giai cấp tư sản mong muốn có hệ tư tưởng và nền văn hoá riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình nhưng lại bị hệ tư tưởng lỗi thời của Giáo hội Thiên chúa giáo và quý tộc phong kiến kìm hãm.
+ Văn hóa – tư tưởng: chủ nghĩa nhân văn được hình thành; nhiều trường đại học được thành lập giúp mở mang tri thức, dân trí của nhiều tầng lớp nhân dân châu Âu.
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã lỗi thời.
+ Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà Phục hưng đã có đóng góp lớn trong việc giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và Giáo hội; đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ phong kiến, đề cao những giá trị tốt đẹp, cao quý của con người.
+ Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa châu Âu và nhân loại trong những thế kỉ sau đó;
+ Làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.
Câu 2:
Đọc thông tin và quan sát các lược đồ 7.1, 7.2 hãy phân tích tác động của điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế đến việc hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã.
* Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, dân cư....:
- Điều kiện tự nhiên: ở bán đảo Italia và bán đảo Ban-căng: phần lớn địa hình là đổi núi, xen giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp; đất đai khô cằn, trong lòng đất có nhiều khoáng sản; bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió.
=> Tác động:
+ Do đất đai canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện, việc trồng trọt mới có hiệu quả; xã hội phân chia giai cấp và nhà nước xuất hiện muộn hơn so với phương Đông
+ Lãnh thổ bị chia cắt nên khó có điều kiện tập trung đông dân cư. Đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến việc ở Hy Lạp, La Mã tồn tại nhiều tiểu quốc nhỏ
+ Xu hướng phát triển kinh tế của cư dân Hy Lạp và La Mã là: phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp
+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.
- Cơ sở kinh tế: ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Hình thức kinh tế điển trang trong nông nghiệp cũng phát triển.
=> Tác động: nền kinh tế công – thương nghiệp phát triển đã giúp cư dân Hy Lạp và La Mã có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với nhiều quốc gia, dân tộc khác, từ đó cư dân Hy Lạp,La mã có điều kiện tiếp thu, học hỏi những thành tựu của nhiều nền văn minh khác để phát triển nền văn minh của mình ở trình độ cao hơn
- Cơ sở dân cư:
+ Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người, như người E-ô-li-êng, người I-ô-niêng. người A-kê-ăng và người Đô-ni-êng
+ Cư dân La Mã cổ đại chủ yếu là người I-ta-li-an, hay còn gọi là người I-ta-li-ốt, sống ở đồng bằng I-ta-li-um. Về sau, một bộ phận người I-ta-li-ốt dụng lên thành Rô-ma nên gọi là người Rô-ma. Ngoài ra còn có người Gô-loa, E-tơ-rux-cơ, người Hy Lạp….
=> Tác động: sự đa dạng về thành phần tộc người sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, văn minh (do mỗi tộc người sẽ có những nét văn hóa khác nhau)
Câu 3:
Đọc thông tin và quan sát các hình 7.1, 7.2 hãy phân tích những cơ sở chính trị, xã hội và sự kế thừa nền văn minh phương Đông đối với sự hình thành nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.
* Cơ sở chính trị, xã hội:
- Về chính trị: vào khoảng thế kỉ VIII-VI TCN, các nhà nước Hy Lạp và La Mã đã ra đời. Ở Hy Lạp, các thành bang A-ten và X-pac là điển hình cho thể chế dân chủ cổ đại; tại La mã, thể chế nhà nước điển hình là: cộng hòa quý tộc và đế chế
- Về xã hội: xã hội Hy Lạp và La Mã bao gồm các lực lượng: chủ nô, bình dân, nô lệ:
+ Chủ nô là tầng lớp có thể lực về chính trị và kinh tế.
+ Bình dân là những người tự do, gồm nông dân nghèo, thợ thủ công, nô lệ được giải phóng.
+ Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, bị chủ nô áp bức, bóc lột nặng nề.
=> Tác động: cơ sở chính trị - xã hội ở Hy Lạp và La Mã đã tạo ra một đội ngũ chủ nô, bình dân thành thị có nhiều thời gian nhàn rỗi, không bị bó buộc vào những khuôn khổ để sáng tạo văn hóa dựa trên sức lao động của nô lệ.
* Sự kế thừa văn minh phương Đông:
- Văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời sau nên có điều kiện tiếp thu, kế thừa những thành tựu của văn minh phương Đông.
- Cư dân Hy Lạp và La Mã đã tiếp thu Lịch pháp, Toán học, Thiên văn học,... và sáng tạo, phát triển những thành tựu đó ở mức cao hơn, khái quát hơn…
Câu 4:
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 7.3 đến 7.7 hãy:
- Cho biết cư dân Hy Lạp và La Mã có những thành tựu văn minh cơ bản nào? Những thành tựu đó có ý nghĩa ra sao?
- Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu nhất.
Yêu cầu số 1:
* Những thành tựu cơ bản
- Chữ viết: cư dân Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c và La Mã đã kế thừa, phát triển thành chữ La-tinh.
- Văn học: phong phú, nhiều thể loại (sử thi, kịch, thần thoại,...) và đạt nhiều thành tựu lớn. Trong đó, nổi bật là sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me, kịch ở-đíp làm vua của Xô-phôc-lơ.
- Triết học: chia làm hai trường phải chính: triết học duy vật và triết học duy tâm
+ Triết học duy vật gồm những đại diện tiêu biểu: Ta-lét, Hê-ra-clít.
+ Triết học duy tâm gồm những đại diện tiêu biểu: A-rít-xtốt, Xô-crát, Pờ-la-tông.
- Tôn giáo: Thiên Chúa giáo ra đời vào khoảng thế kỉ I. Từ thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo được lan toả mạnh mẽ và trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới
- Lịch pháp và thiên văn học: làm lịch dựa theo sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời; tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Khoa học: đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực khác nhau, gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng: Toán học có Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-clít, Vật lí có Ác-si-mét, Y học có Hi-pô-crát, Sử học có Hê-rô-đốt, Tuy-xi-đít…
- Kiến trúc - điêu khắc: sáng tạo ra nhiều công trình tinh xảo, tráng lệ, như đến Pác-te-nông ở A-ten; Tượng Ác-si-mét (Hy Lạp), đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,...
- Thể thao: Ô-lim-pic là Đại hội thể thao nổi tiếng Hy Lạp cổ đại.
- Ngoài ra cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại còn có những thành tựu trên lĩnh vực Sử học, Luật pháp…
* Ý nghĩa:
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Hy Lạp, La Mã cổ đại
- Đóng góp cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và nhiều thành tựu văn minh Hy Lạp, La Mã vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.
Yêu cầu số 2: Giới thiệu đền Pác-tê-nông
- Đền Pác-tê-nông tọa lạc tại ngọn đồi A-crô-pôn (Acropole) ở A-ten, Hi Lạp. Ngôi đền này được xây dựng vào khoảng thế kỉ V TCN nhằm ghi dấu chiến công của quân đội Hi Lạp trước quân đội Ba Tư.
- Toàn bộ ngôi đền được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng, trên một mặt bằng hình chữ nhật có diện tích hơn 2100 m2. Xung quanh đền có hành lang với 46 cây cột lớn được trang trí rất đẹp. Các cây cột này được tạo thành từ ghép nhiều lớp đá tròn chồng lên nhau. Bên trong nội điện có đặt tượng Nữ thần A-tê-na (cao khoảng 6 m) được chế tác từ vàng và ngà voi. Trên bức tường bao quanh đền là những bức phù điêu tinh xảo, khắc họa lại cảnh chiến binh Hi lạp chiến đấu chống lại quân Ba Tư; các cuộc chiến của Nữ thần A-tê-na; cuộc hành hương của dân chúng A-ten…
- Đền Pác-tê-nông được coi là một trong những tuyệt tác kiến trúc phương Tây cổ đại. Hình tượng của ngôi đền đã trở thành nguồn cảm hứng, ý tưởng thiết kế Logo của Tổ chức UNESCO.
Câu 5:
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 7.8, 7.9 hãy cho biết văn minh thời Phục hưng diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào. Vì sao Phờ-lo-ren (I-ta-li-a) lại là nơi khởi nguồn của nền văn minh thời Phục hưng?
* Bối cảnh lịch sử diễn ra văn minh thời Phục hưng:
- Kinh tế và khoa học – kĩ thuật:
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.
+ Trình độ khoa học - kĩ thuật có nhiều tiến bộ.
- Chính trị - xã hội:
+ Chế độ phong kiến chuyên chế và sự khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Giai cấp tư sản mong muốn có hệ tư tưởng và nền văn hoá riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình nhưng lại bị hệ tư tưởng lỗi thời của Giáo hội Thiên chúa giáo và quý tộc phong kiến kìm hãm.
- Văn hóa – tư tưởng:
+ Chủ nghĩa nhân văn được hình thành
+ Nhiều trường đại học được thành lập giúp mở mang tri thức, dân trí của nhiều tầng lớp nhân dân châu Âu.
* Phờ-lo-ren là nơi khởi nguồn của văn minh thời Phục hưng, vì: thành phố này là nơi mà cư trú lâu đời của dòng họ Mê-đi-ci. Dòng họ Mê-ci-đi có nhiều người là chủ nhân hàng lớn, đóng trò quan trọng trong nền chính trị của thành phố, đồng thời cũng chủ trương khuyến khích sự phát triển của nghệ thuật.
Câu 6:
* Thành tựu cơ bản:
- Văn học đạt nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là các tác phẩm Thần khúc (A. Đan-tê), Đôn Ki-hô-tê (M. Xéc-van-téc), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Séch-xpia)....
- Triết học: kịch liệt phê phán triết học duy tâm, lên án chế độ phong kiến, đề cao tri thức, lí trí của con người. Đại diện tiêu biểu là Mi-chen đơ Mông-ten-nhơ (Pháp), E-ra-xmơ (Hà Lan), La Ra-mê (Pháp),...
- Khoa học: gắn liền với sự đóng góp của các nhà khoa học trên lĩnh vực Toán học, Thiên văn học…. Tiêu biểu là Cô-péc-nich, Bru-nô và Ga-li-lê với Thuyết Nhật tâm.
- Nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là bức hoạ Nàng Mô-na Li-sa, Bữa ăn tối cuối cùng (Lê-ô-na đơ Vanh-xi), Tượng Đa-vít, Sự sáng tạo A-đam (Mi-ken-lăng-giơ), lâu đài Sam-bô (Pháp), nhà thờ Xanh Pi-tơ (Va-ti-căng),...
* Ý nghĩa:
- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã lỗi thời.
- Thông qua các tác phẩm của mình, các nhà Phục hưng đã có đóng góp lớn trong việc giải phóng con người khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và Giáo hội; đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng chống lại chế độ phong kiến, đề cao những giá trị tốt đẹp, cao quý của con người.
- Mở đường cho sự phát triển cao của văn hóa châu Âu và nhân loại trong những thế kỉ sau đó;
- Làm phong phú thêm kho tàng văn hóa nhân loại.
Câu 7:
Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện cơ sở hình thành, thành tựu và ý nghĩa của văn minh Hy Lạp và La Mã thời cổ đại, văn minh thời Phục hưng.
(*) Sơ đồ tham khảo:
Câu 8:
Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, hay giới thiệu một thành tựu của nền văn minh Hy Lạp và La Mã (hoặc văn minh thời Phục hưng).
(*) Giới thiệu tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ
- Đa-vít là pho tượng bằng đá cẩm thạch do Mi-ken-lăng-giơ sáng tác từ năm 1501 đến năm 1504. Pho tượng tạc một thiếu niên trong tư thế đứng rất thoải mái. Theo Kinh thánh, Đa-vít là cậu bé chăn cừu dũng cảm đã giết tên khổng lồ Gô-li-át. Tượng Đa-vít cao 5,5m, tỉ lệ của bức tượng là mẫu mực về giải phẫu cơ thể người.
- Hiện nay, pho tượng này được đặt tại phòng trưng bày Accademia ở Florence (Italia). Tượng Đa-vít được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc xuất sắc nhất mọi thời đại. Có thể nói, bức tượng đã hội tụ toàn bộ những gì tinh tú nhất của nghệ thuật Phục hưng, là minh chứng rõ nét cho tài năng và kỹ thuật của người nghệ sĩ.
Câu 9:
Tại sao nói phong trào Văn hóa Phục hưng đã sản sinh ra “những người khổng lồ”?
- Phong trào Văn hóa Phục hưng đã sản sinh ra “những người khổng lồ” vì: trong phong trào Phục hưng đã xuất hiện nhiều nhà văn hóa, nhà khoa học thiên tài được người đời sau kính trọng, ngưỡng mộ. ví dụ:
+ Danh họa: Lê-ô-na Đơ-vanh-xi.
+ Nhà khoa học: Cô-péc-nic, Ga-li-lê…