Bộ 20 đề thi Học kì 1 Sinh học 9 có đáp án
-
5073 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án B
Phương pháp giải:
Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST
Giải chi tiết:
Mất một NST không phải là đột biến cấu trúc NST mà là đột biến số lượng NST
Câu 2:
Bốn loại đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN có kí hiệu là
Đáp án D
Bốn loại đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN có kí hiệu là U, A, G, X
Câu 3:
Đáp án B
Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST X với trứng mang NST X để tạo hợp tử XX sẽ phát triển thành con gái.
Câu 4:
Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn để xác định kiểu gen của các thể mang tính trạng trội (đồng hợp hay dị hợp).
Giải chi tiết:
Aa x aa là phép lai phân tích.
Câu 5:
Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào sinh dục của ruồi giấm giảm phân. Nếu tế bào đang ở kì sau của giảm phân II thì số NST đơn trong mối tế bào con là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Kì sau của giảm phân II: các crômatit kép tách nhau ở tâm động và đi về 2 cực của tế bào.
Giải chi tiết:
Số NST đơn trong mỗi tế bào con ở kì sau của giảm phân II = 2n đơn = 8 NST đơn
Câu 6:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Xác định quy luật di truyền chi phối
Viết sơ đồ lai -> xác định đời con
Giải chi tiết:
A. – lông ngắn, a – lông dài
Theo quy luật phân li, ta có:
P: AA × aa
F1: Aa (100% lông ngắn)
Câu 7:
Trình bày nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen
Khi lai 2 hoặc nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc sự di truyền của cặp tính trạng kia (các cặp alen phân ly độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử).
Câu 8:
Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
Kì đầu: NST kép bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện.
Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.
Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.
Câu 9:
Mô tả cấu trúc không gian của ADN
Cấu trúc không gian của ADN
Theo mô hình Wat-son và Crick:
Mỗi phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinucleotit song song ngược chiều nhau (chiều 3'→5' và chiều 5'→3'). Các nucleotit của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung giữa các bazơ nitơ.
+ A - T liên kết với nhau bằng 2 liên kết H
+ G - X liên kết với nhau bằng 3 liên kết H
Khoảng cách giữa hai cặp bazơ là 3,4Å. Một chu kì vòng xoắn cao 3,4 nm (34 Å) gồm 10 cặp nucleotit (20 nucleotit), đường kính của vòng xoắn là 20Å.
Câu 10:
Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen khi biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này liên quan đến một cặp nucleotit gọi là đột biến điểm hoặc một số cặp nucleotit.
Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình, thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
Câu 11:
Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
-A-X-U-A-G-X-U-A-G-X-
Xác định trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch khuôn của gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên.
Theo nguyên tắc bổ sung ta có:
mARN: -A-X-U-A-G-X-U-A-G-X-
ADN: -T-G-A-T-X-G-A-T-X-G-
-A-X-T-A-G-X-T-A-G-X-