Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi Học kì 1 Sinh học 9 có đáp án

  • 5229 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Cho giao phấn giữa cây bắp thân cao và cây bắp thân thấp thu được F1 : 50% cây thân cao : 50% cây thân thấp. Tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp. Đây là phép lai gì.

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Đây là phép lai phân tích: lai cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn.


Câu 3:

Kì nào sau đây được xem là thời kì sinh trưởng của tế bào trong quá trình nguyên phân.

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Tế bào tăng kích thước,tăng tổng hợp các chất trong kì trung gian.


Câu 4:

Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân làTừ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n)


Câu 5:

Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các Nuclêotit như sau:

 .. A – G – X – G – A – T – G…

 Thì đoạn mạch bổ sung sẽ là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Theo nguyên tắc bổ sung : A-T ; G-X thì

Đoạn mạch bổ sung với ... A – G – X – G – A – T – G… là

                                     … T – X – G – X – T – A – X  …


Câu 6:

Kết thúc quá trình nguyên phân từ 1 tế bào mẹ tạo ra mấy tế bào con.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Kết thúc quá trình nguyên phân từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con.


Câu 7:

Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Đột biến mất đoạn NST số 21 sẽ gây ung thư máu ở người.


Câu 9:

Nêu cấu trúc không gian của phân tử ADN.

Xem đáp án

Đáp án

-    Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn xoắn đều  quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.

-    Mỗi vòng xoắn có chiều cao 34 Ǻ, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn 20Ǻ.

-    Các nuclêôtit trên 2 mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung :  A – T;  G – X

- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung :

+ Do tính chất bổ sung của 2 mạch, nên khi biết trình tự đơn phân của một mạch sẽ suy ra được trình tự  đơn phân của mạch còn lại.

+ Về tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN : A = T : G = X  →  A + G = T + X


Câu 10:

Phân biệt thường biến với đột biến?

Xem đáp án

Đáp án

Thường biến

Đột biến

- Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi trong vật chất di truyền

- Diễn ra đồng loạt, có định hướng.

- Không di truyền được.

- Có lợi, đảm bảo cho sự thích nghi của cơ thể.

Biến đổi trong vật chất di truyền (AND, NST).

- Biến đổi riêng lẻ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.

- Di truyền được.

- Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung tính; là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.


Câu 11:

Giải thích vì sao tỉ lệ Nam: Nữ trong tự nhiên là 1:1.
Xem đáp án

Đáp án

Ở người, nữ có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính là XX, nam có cặp NST giới tính là XY.Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nữ chỉ cho một trứng mang NST X; nam cho hai loại tinh trùng một mang NST X, một mang NST Y với tỉ lệ ngang nhau. Qua quá trình thụ tinh, hai loại tinh trùng này kết hợp với trứng mang NST X, tạo ra hai loại tổ hợp XX (phát triển thành con gái) và XY (phát triển thành con trai). Hai tổ hợp này có tỉ lệ ngang nhau nên tỉ lệ nam/nữ luôn xấp xỉ 1/1.


Câu 13:

Gia đình bạn Hùng làm nghề chăn nuôi heo. Một hôm, Tuấn sang nhà bạn Hùng chơi và thấy cả ba bạn Hùng đang pha thuốc vào chậu cám heo để cho heo ăn. Tuấn thắc mắc thì được bạn Hùng giải thích thuốc đó là thuốc tăng trưởng cho động vật giúp heo tăng cân nhanh.

Nếu là Tuấn, em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Vì sao?

Xem đáp án

Đáp án

Khuyên bạn Hùng và gia đình không nên sử dụng thuốc tăng trưởng vì nó sẽ gây ô nhiễm môi trường và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng . Thuốc này là hóa chất sẽ tác động gây đột biến gen/NST → gây bệnh Ung thư , hoặc các bệnh và tật di tryền…


Bắt đầu thi ngay