IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi Học kì 1 Sinh học 9 có đáp án

  • 5058 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lông dài trội hoàn toàn so với lông ngắn. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bố lông dài và mẹ lông ngắn thì kết quả F1 sẽ là:

Xem đáp án

Đáp án D

A- lông dài; a- lông ngắn.

Pt/c: lông dài × lông ngắn

            AA              aa

F1:           Aa (100% lông dài)


Câu 2:

Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện:
Xem đáp án

Đáp án D

Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ở F1.


Câu 3:

Bản chất hóa học của gen là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Bản chất hóa học của gen là một đoạn của phân tử ADN chứa thông tin di truyền.


Câu 4:

Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
Xem đáp án

Đáp án B

mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền.


Câu 5:

Nguyên tắc bổ sung là:

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên tắc bổ sung là: Các nuclêôtit giữa 2 mạch của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc: A liên kết với T, G liên kết với X


Câu 6:

Ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen là:

Xem đáp án

Đáp án A

Kết quả lai phân tích toàn quả đỏ, thì cây quả đỏ này có kiểu gen đồng hợp: AA


Câu 7:

Ở đậu Hà lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Cho đậu Hà lan thân cao thuần chủng lai với đậu thân thấp. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F2

Xem đáp án

Theo đề bài:

- Thân cao là tính trạng trội

Thân thấp là tính trạng lặn

- Gọi A là gen qui định tính trạng thân cao

Gọi a là gen qui định tính trạng thân thấp

- Cây thân cao thuần chủng có KG là AA

Cây thâp thấp có KG là aa

-           SĐL:    P. Thân cao               ×           Thân thấp

                               AA                                        aa

            G.                 A                                          a

            F1.                        Aa   : 100% thân cao

F1 × F1             Aa                     ×                 Aa

            GF1  A, a                                       A, a

            F2.       1AA   :   2Aa   :1aa

                      3 thân cao: 1 thân thấp


Câu 8:

Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:

Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng

Xem đáp án

Trình tự các nucleotit trong ADN qui định trình tự các nucleotit trong ARN, qua đó qui định trình tự các a.amin của phân tử prôtêin tham gia hoạt động tế bào → biểu hiện tính trạng


Câu 9:

Thường biến là gì? Cho ví dụ. Phân biệt thường biến với đột biến
Thường biến là gì?

Xem đáp án

- Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một KG phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

So sánh thường biến với đột biến

Thường biến

Đột biến

1. Biến đổi kiểu hình

1. Biến đổi cơ sở vật chất di truyền (AND, NST)

2. Không di truyền

2. Di truyền

3. Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định

3. Xuất hiện ngẫu nhiên

4. Thường biến có lợi cho sinh vật.

4. Đa số có hại, một số ít có lợi


Câu 10:

Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái nào? Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó.

Xem đáp án

a.Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái nào?

Cặp NST thứ 21 có 3 NST, bé, lùn,cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưởi thè ra, mắt hơi sâu,1 mí, ngón cái ngắn.

b.Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền

+Do tác nhân lí hóa học trong tự nhiên.

 +Do ô nhiểm môi trường.

 +Do rối loạn trao đổi chất trong tế nội bào.

c. một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó.

+Hạn chế ô nhiểm môi trường.

 +Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật.

 +Đấu tranh chống vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.

 +Hạn chế kết hôn với người có nguy cơ gây bệnh di truyền


Bắt đầu thi ngay