Bộ 20 đề thi Học kì 1 Sinh học 9 có đáp án
-
4923 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cây cà độc dược lưỡng bội có bộ NST 2n = 24. Dạng dị bội thể (2n -1) của chúng có số lượng là :
Đáp án A
2n =24 → 2n – 1 = 23
Câu 2:
Khi cho cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thu được:
Đáp án A
Khi cho cà chua quả đỏ thuần chủng (AA) lai phân tích thu được: AA × aa → F1: Aa : 100% đỏ.
Câu 3:
Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
Đáp án B
Trong kì sau của nguyên phân, các NST tách nhau ra đi về 2 cực của tế bào, trong mỗi tế bào có 4n NST đơn = 16.
Câu 4:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin qui định cấu trúc một loại prôtêin được gọi là:
Đáp án D
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin qui định cấu trúc một loại prôtêin được gọi là GEN cấu trúc.
Câu 5:
Ở chó, Lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài
P: Lông ngắn thuần chủng × lông dài, kết quả F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây:
Đáp án B
A- lông ngắn; a- lông dài
P: AA × aa → F1: 100% lông ngắn.
Câu 6:
Điều nào đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng ?
Đáp án C
Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, có thể cùng hoặc khác giới tính.
Câu 7:
Bộ NST là bao nhiêu khi kết thúc giảm phân I ?
Đáp án C
Khi kết thúc GP I trong mỗi tế bào có n NST kép.
Câu 8:
Đột biến cấu trúc của NST gây ra bệnh ung thư máu ở người là :
Đáp án D
Đột biến mất đoạn NST số 21 gây bệnh ung thư máu ác tính.
Câu 9:
Thế nào là thể đồng hợp? thể dị hợp?
Đáp án
- Thể đồng hợp có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau (AA- thể đồnghợp trội, aa- thể đồng hợp lặn).
- Thể dị hợp có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau (Aa).
Câu 10:
Ở lúa cây thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng quy định cây thân thấp. Bằng cách gì để xác định cây lúa thân cao thuần chủng ( không cần viết sơ đồ lai)?
- Muốn xác định cây lúa thân cao thuần chủng ta dùng phép lai phân tích.
- Cho cây lúa thân cao lai với cây lúa thân thấp
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính (100% lúa thân cao) thì cây lúa thân cao thuần chủng có kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1 thân cao:1 thân thấp thì cây lúa thân cao không thuần chủng có kiểu gen dị hợp.
Câu 11:
Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó?
Đáp án
+ Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào nên có hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V
+ Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (2 cromatit ) gắn với nhau ở tâm động. Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn
+ Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ trong thoi phân bào.
Câu 12:
Đột biến gen là gì ? Kể tên các dạng đột biến gen ?Tại sao đột biến thường có hại cho bản thân sinh vật?
Đáp án
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit.
- Đột biến gen gồm các dạng sau : mất, thêm, thay thế một cặp hoặc một số cặp nucleotit.
- Đột biến thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen, và gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Prôtêin.
Câu 13:
Giả sử trên mạch 1 của ADN (gen) có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 90 Nu ; G1 = 360 Nu. Trên mạch 2 có A2 = 180 Nu; G2 = 270 Nu. Dựa vào nguyên tắc bổ sung hãy xác đinh :
số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn ?
A1 = T2 = 90 Nu ; G1 = X2 = 360 Nu
A2 = T1 = 180 Nu; G2 = X1 = 270 Nu
Câu 14:
Giả sử trên mạch 1 của ADN (gen) có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 90 Nu ; G1 = 360 Nu. Trên mạch 2 có A2 = 180 Nu; G2 = 270 Nu. Dựa vào nguyên tắc bổ sung hãy xác đinh :
số lượng từng loại nuclêôtit trên cả đoạn ADN (gen) ?
A1 = T2 = 90 Nu ; G1 = X2 = 360 Nu
A2 = T1 = 180 Nu; G2 = X1 = 270 Nu
Câu 15:
Giả sử trên mạch 1 của ADN (gen) có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 90 Nu ; G1 = 360 Nu. Trên mạch 2 có A2 = 180 Nu; G2 = 270 Nu. Dựa vào nguyên tắc bổ sung hãy xác đinh :
Tổng số nucleotit của ADN (gen) .
Tổng số nuclêôtit là: N = A + G + T + X = (A + G) x 2 = (T + X ) × 2= ( 270 + 630 ) × 2 = 1800 Nu
Câu 16:
Giả sử trên mạch 1 của ADN (gen) có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 90 Nu ; G1 = 360 Nu. Trên mạch 2 có A2 = 180 Nu; G2 = 270 Nu. Dựa vào nguyên tắc bổ sung hãy xác đinh :
Tổng số nucleotit của ADN (gen) .
Tổng số nuclêôtit là: N = A + G + T + X = (A + G) x 2 = (T + X ) × 2= ( 270 + 630 ) × 2 = 1800 Nu