Bộ 20 đề thi Học kì 1 Sinh học 9 có đáp án
-
4910 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án A
ADN được tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc:
+ nguyên tắc bổ sung: giữa nucleotit môi trường và nucleotit trên mạch khuôn: A-T; G-X
+ Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi ADN con có 1 mạch của AND mẹ
Câu 2:
Kết quả phát sinh giao tử cái gồm ...
Đáp án B
Kết quả của quá trình phát sinh giao tử cái gồm 1 trứng và 3 thể cực
Câu 3:
Phép lai nào trong các phép lai sau cho thế hệ kế tiếp phân ly 1:1
Đáp án C
Phép lai C: Aa × aa→1Aa:1aa cho phân ly kiểu hình và kiểu gen
Câu 4:
Đáp án D
Bệnh nhân Tơcnơ không có biểu hiện D, đây là biểu hiện của bệnh Đao
Câu 5:
Đáp án C
Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa tạo ra nhiều loại hợp tử nhất
Câu 6:
Đáp án B
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
Chu kỳ xoắn của gen:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å);
Cách giải:
Số nucleotit của gen là N = C×20 = 400 nucleotit
Chiều dài của đoạn ADN này là Å
Câu 7:
Trong các bệnh tật di truyền sau: Bệnh tật nào được xếp vào nhóm hội chứng có liên kết giới tính:
Đáp án C
Bệnh Tơcnơ chỉ có ở giới nữ
Câu 8:
Đáp án A
Thể ba nhiễm: 2n +1
Câu 10:
Nêu thí nghiệm của Moogan? Nêu ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết?
a. Đối tượng thí nghiệm: Ruồi giấm
- sinh sản nhanh
- vòng đời ngắn, dễ nuôi
- số lượng NST ít (2n=8)
- có nhiều cặp tính trạng tương phản
b. Nội dung thí nghiệm:
P t/c: Thân xám. cánh dài × Thân đen, cánh cụt
F1: 100% thân xám, cánh dài
Lai phân tích:
Con đực F1: Xám, dài × Con cái: đen, cụt
FB: 1 xám, dài : 1 đen, cụt
Nhận xét:
- Khác với quy luật phân ly, kiểu hình luôn đi cùng nhau
Phân tích:
Mỗi tính trạng là do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (cặp gen)
Ký hiệu: B thân xám; b –thân đen; hình dạng cánh: V- cánh dài; v – cánh ngắn
Gen quy định màu thân và gen quy định hình dạng cánh cùng nằm trên 1 cặp NST
Sơ đồ lai:
Pt/c :
G: BV bv
F1:
G: BV=bv= 1/2 bv
F2: (1 xám dài: 1 đen, cụt)
Di truyền liên kết: hiện tượng các gen nằm trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân tạo giao tử
Ý nghĩa của di truyền liên kết
- Hạn chế sự hình thành các biến dị tổ hợp
- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST. Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
Chú ý: đây là hiện tượng phổ biến trong sinh giới
- Trong tế bào, số lượng gen nhiều hơn NST rất nhiều nên một NST phải mang nhiều gen, tạo thành nhóm gen liên kết (số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn bội).
Câu 11:
Viết sơ đồ lai từ P đến F2 trong trường hợp P: Aa x aa
P: Aa × aa → F1: Aa:aa
Cho F1 tự thụ phấn thu được F2:
+ Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa
+ aa × aa → aa
Câu 12:
Trình bày mối quan hệ giữa ARN và prôtêin?
+ mARN sau khi được hình thành rời nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin mà thực chất là xác định trật tự sắp xếp của các axit amin
+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong.
+ Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễm ra theo nguyên tắc bổ sung trong đó A liên kết với U, G liên kết với X, đồng thời theo tương quan cứ 3Nu = 1 axit amin.
Câu 13:
Một người có biểu hiện bề ngoài: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
Cho biết cơ chế phát sinh bệnh trên và viết sơ đồ lai minh họa?
Cơ chế hình thành: do rối loạn phân ly cặp NST số 21 trong giảm phân tạo ra giao tử mang 2 NST số 21
Khi giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo ra hợp tử có 3 NST số 21
Câu 14:
Một người có biểu hiện bề ngoài: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
Cho biết người đó bị bệnh gì? Xác định giới tính của người bệnh?
những biểu hiện trên là của người mắc hội chứng Đao, có thể là nam hoặc nữ (3 NST số 21)