Đề minh họa THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 có lời giải (Đề 2)
-
5259 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX mang đặc điểm gì?
Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX mang đặc điểm gì?
- Chọn đáp án A. Số lượng ít, sở hữu nhiều ruộng đất.
- Được thực dân Pháp dung dưỡng, giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX mặc dù số lượng ít nhưng sở hữu nhiều ruộng đất.
Câu 2:
Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là
- Chọn đáp án B. Hội đồng Quản thác.
- Cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng , Hội đồng Bảo an , Hội đồng Kinh tế-xã hội , Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư ký.
Câu 3:
Quốc gia nào mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ thế giới?
- Chọn đáp án C. Liên Xô.
- Năm 1961: phóng tàu vũ trụ (Gagarin) bay vòng quanh trái đất, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Câu 4:
Thắng lợi cuộc đấu tranh của nước nào đã mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩlatinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- Chọn đáp án C. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô. Ngày 1-1-1959, chế độ Batixta sụp đổ, nước Cộng hoà Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu. Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cuba, từ những năm 60 - 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực ngày càng phát triển và thu nhiều thắng lợi.
Câu 5:
Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Nam Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- Chọn đáp án C. Chủ nghĩa A-pác-thai.
- Cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc đựoc xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 6:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản là nước
- Chọn đáp án A. bị tàn phá nghiêm trọng, quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp.
- Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh: Khoảng 3 triệu người chết và mất tích, 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy, 13 triệu thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật. Kinh tế suy sụp, quân đội nước ngoài chiếm đóng.
Câu 7:
Tháng 6 - 1947, Mĩ tiến hành viện trợ cho các nước tư bản Tây Âu khôi phục kinh tế thông qua
- Chọn đáp án A. Kế hoạch Mácsan.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu Kế hoạch Mácsan nhằm ba mục đích: giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế; kiềm chế các nước Tây Âu; lôi kéo các nước Tây Âu chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghiã Đông Âu.
Câu 8:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) ở Việt Nam, tư bản Pháp đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực nào?
- Chọn đáp án A. Nông nghiệp, khai thác mỏ.
- Nông nghiệp, khai thác mỏ là thế mạnh của thuộc địa Việt Nam, đầu tư ít mà thu lợi nhuận nhanh. Vì vậy Pháp mở hết tốc lực đầu tư khai thác.
Câu 9:
Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Vécxai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận muốn được giải phóng, các dân tộc thuộc địa
- Chọn đáp án B. chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
- SGK lịch sử Lớp 12, NXB Giáo dục, HN 2009, trang 81.
Câu 10:
Sau khi lên nắm quyền (6-1936), Mặt trận Nhân dân Pháp đã thi hành chính sách đối với các nước thuộc địa là
- Chọn đáp án B. nới rộng quyền tự do dân chủ, thả tù chính trị.
- Tháng 6-1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa. Chính phủ của mặt trận nhân dân Pháp còn cử phái viên sang điều tra và nới rộng một số quyền tự do, dân chủ tối thiểu, tình hình đó mở ra khả năng đấu tranh dân chủ công khai của phong trào cách mạng nước ta.
Câu 11:
. Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định phương pháp đấu tranh của cách mạng Đông Dương giai đoạn cách mạng 1936 - 1939 là
- Chọn đáp án C. kết hợp công khai với bí mật, hợp pháp với bất hợp pháp.
- Phương pháp đấu tranh của cách mạng Đông Dương giai đoạn cách mạng 1936 - 1939 kết hợp công khai với bí mật, hợp pháp với bất hợp pháp. Chủ trương trên hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế của thế giới và trong nước, thể hiện lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta.
Câu 12:
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, quân đội nước nào vào miền Bắc Việt Nam giải giáp quân đội phát xít?
- Chọn đáp án C. Quân Trung Hoa dân quốc.
- Nam vĩ tuyến 16 là hơn 1 vạn quân Anh.
Câu 13:
Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức tại Phôngtennơblô (Pháp) từ ngày 6-7-1946 không thu được kết quả vì
- Chọn đáp án C. Pháp không công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.
- Pháp không công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Vì Pháp có Âm mưu muốn tái chiếm nước Việt Nam, thiết lập chính quyền thống trị như trước đây, nên mặc dù kí Hiệp định Sơ bộ Pháp vẫn tìm cách phá cuộc đàm phán trù bị tại Đà Lạt, phá Hội nghị Phôngten-lơ-blô.
Câu 14:
Chiến thắng nào của quân và dân ta đã mở đầu cho cao trào "tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt"?
- Chọn đáp án A. Chiến thắng Vạn Tường.
- Ngày 18-8-1965, Mĩ mở cuộc hành quân vào Vạn Tường, ta đẩy lùi được cuộc hành quân của địch. Loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên, bắn cháy và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Vạn Tường là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, chứng minh quân và dân ta hoàn toàn có khả năng đánh thắng Mĩ về quân sự.
Câu 15:
Ngày 6-6-1969 sự kiện chính trị nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân miền Nam Việt Nam?
- Chọn đáp án D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
- Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Đây là thắng lợi to lớn trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao của ta.
Câu 16:
Khi nào miền Bắc căn bản hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Mỹ?
- Chọn đáp án D. Giữa năm 1976.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN 2009, trang 200.
Câu 17:
Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu trong những năm 1948 - 1949 đánh dấu
- Chọn đáp án A. sự xác lập hoàn chỉnh của cục diện hai cực, hai phe.
- Cục diện hai cực Xô - Mĩ. Liên Xô đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, Mĩ đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa.
Câu 18:
Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ
- Chọn đáp án A. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
- Chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) ở Nam Phi là chỉ sự phân biệt giữa thiểu số người da trắng với đa số người da đen ở Nam Phi.
Câu 19:
Lý do chủ yếu để Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật là:
- Chọn đáp án B. Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.
- Là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai. Mĩ áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lí cơ cấu nền kinh tế.
Câu 20:
Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện nào?
- Chọn đáp án B. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Phong trào đạt tới đỉnh cao, nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Hệ thống chính quyền của thực dân, phong kiến bị tê liệt. Chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh thành lập. Là hình thái sơ khai của chính quyền dân chủ ở nước ta.
Câu 21:
Nhân tố có ý nghĩa quyết định đưa phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam phát triển là
- Chọn đáp án D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo.
- Phong trào đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.
Câu 22. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâmCâu 22:
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam?
- Chọn đáp án B. Thực dân Pháp, phát xít Nhật, Trung Hoa Dân quốc, đế quốc Anh.
- Trung Hoa Dân quốc vào giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 ra Bắc; đế quốc Anh giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam; thực dân Pháp theo chân quân đội Anh âm mưu xâm lược trở lại. Trên cả nước ta còn 6 vạn quân đội Nhật chờ giải giáp.
Câu 23:
Sự kiện chính trị tiêu biểu nào trong năm 1963 làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên?
- Chọn đáp án A. Cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có tranh của quân và dân miền Nam đã làm sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm (tháng 11-1963). Từ sau cuộc đảo chính, chính quyền Nguỵ lâm vào tình trạng khủng hoảng, nội bộ lục đục, liên tục xảy ra những cuộc đảo chính.
Câu 24:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) chỉ rõ vai trò và nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam là
- Chọn đáp án C. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN 2009, trang 165.
Câu 25:
Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng và một số nước châu Phi là một trong những
- Chọn đáp án A. di chứng của cuộc Chiến tranh lạnh.
- Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, những ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở đảo Ban-căng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.
Câu 26:
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều chủ trương
- Chọn đáp án B. giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Các nước tôn trọng chủ quyền và toàn ven lãnh thổ cửa nhau cũng như của các nước châu Âu.
Câu 27:
Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là
- Chọn đáp án D. mốc chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam.
- Mốc chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam.
Là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 28:
. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935) đã xác định ba nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là
- Chọn đáp án B. củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng, chống chiến tranh đế quốc.
- SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN 2009, trang 97.
Câu 29:
Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi và kế hoạch Rơ-ve có điểm chung cơ bản là
- Chọn đáp án C. Gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây dựng lực lượng cơ động mạnh.
- Các kế hoạnh quân sự của địch đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng khó khăn thử thách.
Câu 30:
Một trong những ý nghĩa của Tổng tiến công Mậu Thân (1968) của nhân dân miền Nam là
- Chọn đáp án D. Mỹ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Thắng lợi cuộc Tổng tiến công Mậu Thân (1968) của nhân dân miền Nam buộc Mỹ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Chấp nhận đến đàm phán ở Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt NaCâu 31:
Nguyên nhân quyết định Đảng ta đề ra đường lối đổi mới năm 1986 là do:
- Chọn đáp án B. Việt Nam lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.
- Giai đoạn 1976 - 1985 chúng ta thực hiện hai kế hoạch 5 năm, đạt được một số thành tựu, nhưng nước ta nghèo, lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần phải tiến hành đổi mới để khắc phục khủng hoảng và kiên trì con đường đi lên CNXH
Câu 32:
Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- Chọn đáp án C. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.
- Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước một trong những mục tiêu cũng là để xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.
Câu 33:
Đầu năm 1930, khuynh hướng vô sản thắng thế hoàn toàn khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vì
- Chọn đáp án C. đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Câu 34:
Bài học lịch sử rút ra từ thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong việc tập hợp, tổ chức lực lượng, phân hóa và cô lập kẻ thù là
- Chọn đáp án C. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất đoàn kết các lực lượng.
- Thành lập Mặt trận Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. “ Liên hiệp hết thảy các đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu ghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc sống dân tộc giải phóng và sinh tồn”;
Câu 35:
“Lúc này Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết. Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp - dù là những phương pháp đau đớn - để cứu vãn tình thế”! (Đảng Cộng sản Việt Nam-Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 12. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2001, tr 21)
Đoạn trích dẫn nói về quyết định nào của Đảng?
“Lúc này Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết. Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp - dù là những phương pháp đau đớn - để cứu vãn tình thế”! (Đảng Cộng sản Việt Nam-Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 12. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2001, tr 21)
Đoạn trích dẫn nói về quyết định nào của Đảng?
- Chọn đáp án B. Tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản (1945).
- Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất rút vào hoạt động bí mật tiếp tục lãnh đạo cách mạng.
Câu 36:
Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939-1945?
Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân
cày” được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939-1945?
- Chọn đáp án B. Tạm gác khẩu hiệu ruộng đất.
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay vào đó là khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
Câu 37:
Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử Việt Nam
- Chọn đáp án B. Dựng nước đi đôi với giữ nước.
- Đây là quy luật bất di bất dịch đảm bảo sự trường tồn của dân tộc.
Câu 38:
Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam?
- Chọn đáp án A. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn.
- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) Mĩ chỉ tiến hành ở miền Nam Việt Nam. Còn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), Mĩ mở rộng chiến tranh, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớnCâu 39:
Nét nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của Đảng Lao động Việt Nam là
- Chọn đáp án C. kết hợp tiến công và nổi dậy thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.
-
Câu 40:
Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ
- Chọn đáp án D. giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.
- Giành và giữ chính quyền là hai mặt không thể tách rời của mọi cuộc cách mạng.