Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 9 Phần 2 Chương 5: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

Giải SBT Lịch sử 9 Phần 2 Chương 5: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

Giải SBT Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

  • 1081 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ trong hoàn cảnh

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 2:

Để kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt trung ương Đảng, Chính Phủ

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 3:

Đi đầu trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 4:

Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, cuộc kháng chiến ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã có tác dụng

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 5:

Tháng 10 - 1947, thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc nhằm mục đích

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 6:

Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947 có ý nghĩa to lớn là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 10:

Giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược

Xem đáp án

1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ

Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3 - 1946 và Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946, thực dân Pháp tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Từ cuối tháng 11 -1946, tình hình trong Nam ngoài Bắc hết sức căng thẳng. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.

Ở Bắc Bộ, ngày 20 - 11 - 1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.

Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12 -1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra nhiều cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún.

Ngày 18 - 12 - 1946. Pháp gửi hai tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho quân đội chúng. Pháp tuyên bố : nếu ta không chấp nhận thì ngày 20 - 12 - 1946, chúng sẽ hành động.

Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19 - 12 - 1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội) đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

Ngay tối 19 - 12 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến :

"...Hỡi đồng bào !

Chúng ta phải đứng lên !

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng: cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước

... Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thì thắng lợi nhất định về dân tộc ta !”

Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta trong cả nước, trước tiên là nhân dân Hà Nội, đứng lên kháng chiến. Đến 19 - 12 - 1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu.

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta

Những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, sau đó được nêu đầy đủ, giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh tháng 9 - 1947. Tính chất, mục đích, nội dung, phương châm chiến lược của cuộc chiến tranh nhân dân là toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh tự vệ chính nghĩa, tiến bộ, nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.

Cuộc kháng chiến đó do toàn dân tiến hành. Nó diễn ra không chỉ trên một trận quân sự mà cả trên các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.


Câu 11:

Nêu và phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta?

Xem đáp án

- Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện : Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947).

- Nội dung cúa đường lối kháng chiến là : Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

+ Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm cảu dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của CHủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

+ Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế…nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”. tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.

+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.


Bắt đầu thi ngay