Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 9 Phần 2 Chương 5: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

Giải SBT Lịch sử 9 Phần 2 Chương 5: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

Giải SBT Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

  • 1080 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Mục đích của thực dân Pháp khi đề ra kế hoạch Rơ-ve là:

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 2:

Trận đánh mở màn cho chiến dịch Biên Giới của quân ta là ở

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 4:

Ý nghĩa chiến thắng biên giới Thu- Đông năm 1950 là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 5:

Sau thất bại trong chiến dịch Biên Giới, với sự giúp đỡ ngày càng tăng của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch chiến tranh mới đó là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 6:

Một trong những quyết định quan trọng của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng ( 2-1951) là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 9:

Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950? Hãy trình bày diễn biến chính của chiến dịch?

Xem đáp án

Vì tình hình thế giới và Đông Dương thay đổi, có nhiều thuận lợi cho ta : Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949), tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam liên lạc, nối liền với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.

- Đứng trước hoàn cảnh thế giới có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, bất lợi cho Pháp, đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Pháp có âm mưu quân sự mới thông qua kế hoạch Rơ-ve. Pháp đã xây dựng được tuyến phòng thủ trên Đường số 4, khóa chặt biên giới Việt - Trung và thiết lập Hành lang Đông - Tây, hòng cắt đứt con đường liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV. Trên cơ sở đó, chúng chuẩn bị mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

Diễn biến:

- 16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, ta tiến công cụm cứ điểm Đông khê. Sáng ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay.

- Mất Đông khê, quân pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng bằng kế hoạch ‘’hành quân kép”: một cánh quân đánh lên Thái nguyên để thu hút chủ lực của ta, một cánh quân khác từ Thất khê tiến lên chiếm lại Đông khê để đón quân từ Cao Bằng về.

- Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, kiên nhẫn chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1 đến 8/ 10/1950, quân ta liên tục chặn đánh địch, diệt gọn 2 binh đoàn, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của địch.

Từ 10 đến 22/10/1950, địch phải rút khỏi đường số 4: Thất Khê, Na Sầm, Đồng đăng, lạng Sơn, Đình Lập. Đến 23/10/1950 chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.


Câu 10:

Hãy lập bảng hệ thống các thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của ta trong kháng chiến chống Pháp từ thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953-1954 theo gợi ý sau

Thời gian

Sự kiện

Kết quả-Ý nghĩa

1.Về quân sự

Thu – đông 1950

   

Đông – xuân 1950-1951

   

Năm 1952

   

2.Về chính trị

Tháng 2 - 1951

   

Tháng 3 - 1951

   
Xem đáp án

Thời gian

Sự kiện

Kết quả-Ý nghĩa

1.Về quân sự

Thu – đông 1950

Chiên dịch Biên giới

Đánh dấu giai đoạn quân ta giành thế tiến công địch trên chiến trường

Đông – xuân 1950-1951

-Chiến dịch Trung du

-Chiến dịch Đường số 18

-Chiến dịch Hà-Nam-Ninh

Tiêu hao nhiều sinh lực địch, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho các chiến dịch sau

Năm 1952

-Chiến dịch Hòa Bình

-Chiến dịch Tây Bắc

-Chiến dịch Thượng Lào

Giành thắng lợi, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường

2.Về chính trị

Tháng 2 - 1951

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương

Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi

Tháng 3 - 1951

Đại hội thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt

Củng cố, mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Câu 11:

Tại sao nói: Từ chiến thắng biên giới thu- đông năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn mới?

Xem đáp án

+ Từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ngày càng được đẩy mạnh, đồng thời Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn, cấu kết chặt chẽ với Pháp trong những âm mưu và hành động mới. Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn mà lực lượng kháng chiến của chúng ta không ngừng trưởng thành về mọi mặt, quân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.

+ Về chính trị, từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang. Đại hội đã thông qua hai bản báo cáo quan trọng là Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đại hội cũng đã thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới...

+ Đại hội đại biểu lần thứ hai đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

+ Trong những năm 1951 - 1953 hậu phương kháng chiến của chúng ta đã phát triển về mọi mặt.

+ Ngày 3/3/1951 Mặt trận Liên Việt đã được thống nhất từ Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Ngày 11/3/1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào đã được thành lập để tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung. Sau các sự kiện đó, một phong trào thi đua yêu nước đã lan rộng làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú.

+ Về kinh tế, cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm đã tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn. Để có thể bồi dưỡng sức dân, ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.

+ Về văn hóa giáo dục, y tế, chúng ta cũng có những thành tích đáng kể, có tính quần chúng rộng lớn, góp phần tạo thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.

+ Chính với những tiềm lực đó, chúng ta đã mở các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, thực hiện tiến công giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường. Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, ta liên tiếp mở các chiến dịch: Chiến dịch Trần Hưng Đạo (Chiến dịch trung du), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch Đường số 18), chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà - Nam - Ninh). Trong đông xuân 1951 - 1952, ta mở chiến dịch phản công và tiến công địch ở Hòa Bình. Sau đó là chiến dịch Tây Bắc thu đông 1952 và chiến dịch Thượng Lào xuân hè 1953.

Có thể nói các chiến dịch quân sự trong giai đoạn 1951 - 1953 của quân và dân ta đã đẩy địch lùi sâu và thế bị động đối phó, giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, tạo thế và lực mới cho những thắng lợi quyết định của cuộc kháng chiến.


Bắt đầu thi ngay