Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi - Bộ Cánh diều
-
4084 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tại sao các quá trình nội sinh lại làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề?
Các quá trình nội sinh do nguồn năng lượng từ trong lòng Trái Đất tác động khiến các mảng kiến tạo dịch chuyển, làm cho bề mặt địa hình bị nhô lên hoặc hạ xuống, gồ ghề. thể hiện ở quá trình tạo núi.
Câu 2:
Hãy cho biết quá trình ngoại sinh có gì khác so với quá trình nội sinh.
- Nội sinh:
+ Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
+ Tác động của nội sinh làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.
- Ngoại sinh:
+ Là lực sinh ra từ bên ngoài Trái Đất.
+ Tác động của ngoại sinh khiến bề mặt Trái Đất bị san bằng, làm địa hình bằng phẳng hơn.
- Nội sinh và ngoại sinh là hai lực đối nghịch nhau, nhưng xảy ra đồng thời cùng lúc.
Câu 3:
Hãy quan sát hình 10.2, hãy trình bày hiện tượng tạo núi là kết quả của các quá trình nội sinh và ngoại sinh.
Quan sát hình 10.2 ta thấy:
- Bên trong lòng Trái Đất sinh ra lực khiến cho bề mặt Trái Đất nhô lên tạo thành núi.
- Bên ngoài bề mặt Trái Đất, ngoại lực phá hủy, bóc mòn đất đá ở đỉnh và sườn núi, rồi vận chuyển đất đá bồi tụ cho những vùng thấp lõm.
- Từ đó, núi có sườn dốc dần trở thành núi có sườn thoải hơn, mềm mại hơn.
Câu 4:
Trong hai hiện tượng sau đây, hiện tượng nào do quá trình nội sinh, hiện tượng nào do quá trình ngoại sinh?
- Mưa lớn gây ra đá lở ở miền núi.
- Động đất gây ra đá lở ở miền núi.
- Ngoại sinh: Mưa lớn gây ra đá lở ở miền núi.
- Nội sinh: Động đất gây ra đá lở ở miền núi.
Câu 5:
Các bãi bồi dọc theo sông, suối có nguồn gốc nội sinh hay ngoại sinh? Vì sao?
Các bãi bồi dọc theo sông, suối có nguồn gốc ngoại sinh vì đây là kết quả của quá trình tác động do nước vào địa hình. Nước mưa lũ đã bào mòn đất đá từ trên thượng nguồn, rồi vận chuyển theo dòng nước xuống tới hạ nguồn, khi tốc độ dòng chảy yếu đi, đất đá không bị đẩy trôi nữa sẽ bồi tụ lại thành bãi bồi ven sông.
Câu 8:
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
Đáp án A.
SGK/141, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9:
Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?
Đáp án A.
Tác động của nội lực là nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất.
Câu 10:
Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án B.
Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm là hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời và hỗ trợ với nhau.
Câu 11:
Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình nào sau đây?
Đáp án B.
Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như: Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn,… ở bờ biển.
Câu 12:
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do
Đáp án C.
SGK/141, lịch sử và địa lí 6.
Câu 13:
Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực là
Đáp án D.
Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau. Chúng luôn tác động đồng thời tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Câu 15:
Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây?
Đáp án D.
Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là vận động kiến tạo. Mài mòn, thổi mòn là do tác động của ngoại lực lên bề mặt Trái Đất.