Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản - Bộ Cánh diều
-
4196 lượt thi
-
24 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình 11.2 và hình 11.3, hãy tìm các đặc điểm khác nhau (đỉnh núi, sườn núi, thung lũng) giữa núi già và núi trẻ.
Các đặc điểm khác nhau của núi già và núi trẻ:
- Núi già: đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
- Núi trẻ: đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
Câu 2:
Hãy kể tên hai đồng bằng bội tụ lớn ở nước ta hoặc trên thế giới.
- Hai đồng bằng bồi tụ lớn ở Việt Nam là: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Hai đồng bằng bồi tụ lớn trên thế giới là: đồng bằng Amadon và đồng bằng Lưỡng Hà.
Câu 3:
Hãy cho biết cao nguyên có điểm gì giống và khác so với đồng bằng?
- Giống nhau: Bề mặt tương đối bằng phẳng.
- Khác nhau:
+ Đồng bằng: độ cao dưới 200m so với mực nước biển, bằng phẳng, không có sườn.
+ Cao nguyên: độ cao trên 500m so với mực nước biển, sườn dốc, là dạng địa hình miền núi.
Câu 4:
Hãy cho biết điểm khác nhau giữa núi và đồi?
- Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao không quá 200m; nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi.
- Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ cao trên 500m.
Câu 5:
Hãy kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta?
- Khoáng sản nhiên liệu: dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, than nâu, than bùn...
- Khoáng sản kim loại: sắt, đồng, chì, nhôm, thiếc, vàng, kẽm,...
- Khoáng sản phi kim loại: đá vôi, sét, cát trắng, đá quý, a-pa-tit,...
- Nước ngầm: nước khoáng và nước ngầm.
Câu 6:
Hãy lập bảng để phân biệt các dạng địa hình chính trên Trái Đất theo mẫu sau:
Dạng địa hình chính |
Độ cao |
Đặc điểm chính |
? |
? |
? |
Dạng địa hình chính |
Độ cao |
Đặc điểm chính |
Núi |
trên 500m |
Có đỉnh núi, sườn núi và chân núi, dưỡi chân núi là thung lũng. |
Đồng bằng |
dưới 200m |
Bề mặt tương đối bằng phẳng. Hai nguồn gốc hình thành là bóc mòn và bồi tụ. |
Cao nguyên |
từ 500 - 1000m |
Là vùng rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng. |
Đồi |
cao không quá 200m |
Địa hình nhô coa, đỉnh tròn, sườn thoải,. Là vùng chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng. |
Địa hình cac-xtơ |
|
Là dạng địa hình độc đáo, hình thành do các loại đá bị hòa tan bởi nước |
Câu 7:
Tại sao phải sử dụng khoáng sản tiết kiệm và hợp lí?
- Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên hữu hạn, để hình thành phải mất hàng triệu năm, nếu bị cạn kiệt khả năng phục hồi là rất khó.
- Khoáng sản là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế một quốc gia, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Câu 8:
Kể tên một số hang động ở nước ta mà em biết. Tìm hiểu thông tin và giới thiệu cho bạn bè về hang động mà em thích nhất.
- Một số hang động mà em biết: Phong Nha Kẻ Bàng, Hang Sơn Đoòng, Tam Cốc Bích Động, Cụm hang động Tràng An, Hang Sửng Sốt, Hang Đầu Gỗ, Động Hương Tích...
- Hang động em thích nhất là động Phong Nha Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình. Phong Nha - Kỳ quan đệ nhất động được Unesco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo vào năm 2003, và vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 tiếp tục được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học. Động Phong Nha là một kỳ quan tiêu biểu nhất về giá trị thẩm mỹ, địa chất của thế giới tự nhiên.
Câu 9:
Hãy cho biết vùng nào ở nước ta tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu rắn. Vùng nào tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu lỏng và khí?
Ở nước ta:
- Vùng tập trung nhiều khoáng sản nhiên liệu rắn: Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Vùng tập trung nhiều khoáng sản lỏng và khí là: Đông Nam Bộ.
Câu 11:
Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?
Đáp án C.
SGK/144, lịch sử và địa lí 6.
Câu 12:
Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc
Đáp án C.
SGK/143, lịch sử và địa lí 6.
Câu 13:
Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là
Đáp án A.
SGK/145, lịch sử và địa lí 6.
Câu 14:
Dựa vào thời gian hình thành, núi được chia làm
Đáp án B.
SGK/143, lịch sử và địa lí 6.
Câu 15:
Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?
Đáp án B.
SGK/145, lịch sử và địa lí 6.
Câu 16:
Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây
Đáp án C.
SGK/145, lịch sử và địa lí 6.
Câu 17:
Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là
Đáp án A.
Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
Câu 18:
Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
Đáp án D.
Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, một số cao nguyên điển hình như: Lâm Viên, Đắk Lắk, Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Di Linh.
Câu 19:
Đồng bằng châu thổ nào sau đây có diện tích lớn nhất ở nước ta?
Đáp án C.
Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng.
Câu 21:
Địa hình các-xtơ không có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án C.
Địa hình các-xtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi, đỉnh ngọn núi lởm chởm, sắc nhọn, có các hang động rộng và dài. Địa hình các-xtơ hình thành do quá trình phong hóa hóa học (ngoại lực): nước ngầm ngấm xuống hòa tan các chất bazơ dễ tan trong đá vôi, tạo nên các hang động đẹp cũng như nhũ đá kì thú => Nhận xét địa hình các-xtơ hình thành do quá trình uốn nếp (nội lực) là không đúng.
Câu 22:
Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản không được chia thành
Đáp án D.
SGK/147, lịch sử và địa lí 6.
Câu 23:
Mỏ khoáng sản nào sau đây không thuộc khoáng sản kim loại đen?
Đáp án B.
SGK/147, lịch sử và địa lí 6.
Câu 24:
Các loại khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm khoáng sản kim loại màu?
Đáp án D.
SGK/147, lịch sử và địa lí 6.