Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Địa lý Giải SGK Địa lí 6 Chương 5: Nước trên Trái Đất - Bộ Cánh diều

Giải SGK Địa lí 6 Chương 5: Nước trên Trái Đất - Bộ Cánh diều

Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà - Bộ Cánh diều

  • 2894 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cung cấp nước sông?

Xem đáp án

- Các sông có nguồn cung cấp nước là mưa nên chế độ nước theo sát chế độ mưa, mùa mưa cũng là mùa lũ của sông.

- Một số nơi vùng ôn đới, nguồn cung cấp nước của sông là băng tuyết. Vào mùa xuân khí hậu ấm lên, tuyết tan nên thường có lũ vào mùa xuân và đầu hè.

- Một số sông nhỏ có nguồn cung cấp nước là nước ngầm hoặc hồ, chế độ nước khá điều hòa. 

- Những sông có nhiều nguồn cung cấp nước, chế độ nước sông thường phức tạp, diễn biến của lũ khó lường.


Câu 3:

Tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ?

Xem đáp án

- Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì sẽ góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.


Câu 4:

Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ?

 
Xem đáp án

- Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ bởi sông, hồ có giá trị rất lớn đối với con người. Sông, hồ là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất; là nơi sinh sống của nhiều loại động vật, thực vật và là một trong những hệ thống đường giao thông, có giá trị về du lịch nghỉ dưỡng hay cả thủy điện… Nếu chúng ta không biết tiết kiệm và làm ô nhiễm nguồn nước sông, hồ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.


Câu 5:

Quan sát hình 18.2, hãy cho biết điều kiện để hình thành nước ngầm.

Tại sao cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm?

Quan sát hình 18.2, hãy cho biết điều kiện để hình thành nước ngầm.  Tại sao cần sử dụng tiết kiệm (ảnh 1)

Xem đáp án

- Điều kiện để hình thành nước ngầm là:

+ Nước mưa hay tuyết tan ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá.

+ Bên dưới tầng chứa nước là đất sét hoặc vật liệu mịn không có khả năng thấm nước (tầng không thấm nước).

+ Tầng nước ngầm nằm giữa hai tầng không thấm nước.

- Cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm vì nước ngầm có vai trò rất quan trọng. Nước ngầm được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Đặc biệt ở các vùng khô hạn, nước ngầm trở thành nguồn tưới, biến càng hoang mạc thành những vùng nông nghiệp trù phú.


Câu 6:

Hãy nêu tầm quan trọng của băng hà?

Xem đáp án

- Băng hà giữ tới 99% lượng nước ngọt trên thế giới.

- Băng tan là nguồn cung cấp nước quan trọng cho nhiều sông lớn như: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công...


Câu 7:

Hãy kể tên các bộ phận của một dòng sông lớn. Lấy ví dụ.

 
Xem đáp án

- Sông lớn thường có: phụ lưu và chi lưu.

+ Phụ lưu là các sông nhỏ đổ vào dòng chính, cung cấp nước cho sông chính.

+ Chi lưu là các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

- Ví dụ: Sông Hồng

- Phụ lưu: sông Đà, sông Lô, sông Chảy...

- Chi lưu: sông Nhuệ, sông Trà Lý,...

 

Câu 8:

Tại sao nói: Ở vùng khí hậu nhiệt đới, chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa?

 
Xem đáp án

- Khí hậu ở vùng nhiệt độ chia thành hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nên nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông là nước mưa.

- Do đó, mùa mưa sẽ cung cấp nhiều nước cho sông và ngược lại mùa khô, sông được cung cấp ít, nên chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa. 


Câu 9:

Hãy cho biết một số biện pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm nước sông, hồ?

Xem đáp án

- Xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt đúng cách trước khi xả ra môi trường. 

- Nước thải từ các khu công nghiệp, y tế cần phải xử lý cẩn thận, đúng theo quy định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.

- Sử dụng tiết kiệm nước và biết tận dụng những nguồn nước tự nhiên như nước mưa.

- Hướng đến nông nghiệp xanh, hạn chế thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

- Mỗi chúng ta tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước sạch.


Câu 10:

Hãy lấy ví dụ để thấy được việc sử dụng kết hợp nước sông, hồ ở nước ta?

Xem đáp án

Ví dụ việc sử dụng kết hợp nước sông hồ:

Việc xây dựng hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, ngoài mục đích chính để sản xuất điện, nước trong hồ còn phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.


Câu 11:

Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

Xem đáp án

án D.

Hồ Tây là hồ móng ngựa (di tích còn sót lại của một khúc sông cũ).


Câu 12:

Cửa sông là nơi dòng sông chính 

Xem đáp án

Đáp án C.

SGK/166, lịch sử và địa lí 6.


Câu 13:

Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là

Xem đáp án

Đáp án A.

SGK/167, lịch sử và địa lí 6.

 


Câu 14:

Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?

Xem đáp án

Đáp án B.

SGK/168, lịch sử và địa lí 6.


Câu 15:

Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D.

SGK/168, lịch sử và địa lí 6.


Câu 16:

Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án A.

SGK/168, lịch sử và địa lí 6.


Câu 17:

Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án C.

Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, có mùa đông lạnh giá nên nước sông đóng băng, vào mùa xuân nhiệt độ tăng -> băng tuyết tan và cung cấp nước cho dòng sông. Như vậy, thủy chế sông ngòi miền ôn đới lạnh phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan.


Câu 18:

Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?

Xem đáp án

Đáp án D.

Hồ Trị An là hồ nhân tạo ở nước ta. Nằm trên sông Đồng Nai, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Hồ là nơi trữ nước để cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 198.


Câu 19:

Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D.

Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc Liên bang Nga. Đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 22-23% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới. Với 23 615,39 km3 nước ngọt, nó nhiều hơn cả năm hồ nước của Ngũ Đại Hồ cộng lại. Độ sâu tối đa của hồ là 1 642 m, nên Baikal chính là hồ sâu nhất thế giới.


Câu 20:

Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B.

Sông Nin dài 6695km, là con sông dài nhất thế giới nằm ở khu vực châu Phi. Tiếp đó là sông A-ma-dôn dài 6437km thuộc khu vực Nam Mĩ và cũng là sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới.


Câu 21:

Hồ nước mặn thường có ở những nơi như thế nào?

 

Xem đáp án

Đáp án D.

Hồ nước mặn thường có ở những nơi có khí hậu khô hạn, ít mưa và độ bốc hơi lớn. Ví dụ: các hồ trong hoang mạc.


Câu 22:

Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C.

Các hồ có nguồn gốc từ băng hà có đặc điểm là thường chỉ xuất hiện ở những vùng vĩ độ cao hoặc vùng núi cao và nông.


Bắt đầu thi ngay