Giải SGK Lịch sử 10 Phần 2 Chương 1: Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X
Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
-
2032 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?
Điểm khác biệt là nếu công cụ lao động của cư dân Phùng Nguyên chủ yếu bằng đá thì đến thời Đông Sơn công cụ lao động chủ yếu bằng đồng thau và bắt đầu có công cụ bằng sắt và có nền nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.
Câu 2:
Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là gì?
- Kinh tế:
+ Đầu thế kỉ I TCN cư dân văn hóa Đông Sơn đã biết sự dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu có công cụ sắt.
+ Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.
+ Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công.
- Xã hội
+ Sự chuyển chuyển biến kinh tế kéo theo sự chuyển biến về xã hội: sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rêt, công xã thị tộc tan rã thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ.
- Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra yêu cầu mới là trị thủy, quản lí xã hội, chống ngoại xâm. Nhà nước Văn Lang ra đời đã đáp ứng những đòi hỏi đó.
Câu 3:
Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc
- Đời sống vật chất:
+ Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.
+ Mặc: nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.
+ Ở: nhà sàn
- Đời sống tinh thần:
+ Sùng bái tự nhiên (thời thần mặt trời, thần Sông, thần Nước,..)
+ Thờ cúng tổ tiên, sùng kính anh hùng, người có công
+ Tục lê cưới xin, ma chay, tổ chức lễ hội
+ Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, đeo đồ trang sức,..
Câu 4:
Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành như thế nào?
Quốc gia cổ Cham-pa được hình thành trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh gồm khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Cuối thế kỉ II, Khu Liên thành lập quốc gia Cổ Lam và đến thế kỉ VI đổi thành Cham-pa.
Câu 5:
Tóm tắt tình hình văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
- Thế kỉ IV có chữ viết từ chữ Phạn của Ấn Độ
- Cư dân Cham-pa theo Balamon giáo và Phật giáo
- Ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.
Câu 6:
Trình bày quá trình hình thành quốc gia cổ Phù Nam?
- Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long đã hình thành nền văn hóa cổ từ cuối thời đại đá mới chuyển sang thời đại đồ đống và sắt cách ngày nay khoảng 1500 – 2000 năm.
- Trên cơ sở nền văn hóa Oc Eo, quốc gia cổ Phù Nam được hình thành vào khoảng thế kỉ I.
Câu 7:
Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.
- Nông nghiệp dùng cày ngày càng phát triển, cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi và đánh cá, làm nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công xuất hiện.
- Sự chuyển biến trong kinh tế tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng và phổ biến.
- Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phảo có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này yêu cầu chống ngoại xâm được đặt ra. Những điều đó dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
Câu 8:
Hãy trình bày tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
- Tình hình kinh tế
+ Nông nghiệp: trồng lúa, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.
+ Thủ công nghiệp:phát triển nghề dệt, làm trang sức, đóng gạch, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
- Về văn hóa:
+ Thế kỉ IV có chữ viết từ chữ Phạn của Ấn Độ
+ Cư dân Cham-pa theo Balamon giáo và Phật giáo
+ Người Chăm có tập tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.
- Về xã hội
Xã hội Chăm bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc vào nô lệ. Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá, thu kiếm lâm sản. Cham pha phát triển trong các thế kỉ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.
Câu 9:
Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Phù Nam.
- Tình hình kinh tế:
+ Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.
+ Ngoại thương đường biển rất phát triển.
- Tình hình văn hóa
+ Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn
+ Phật giáo và Ba-la-môn giáo được sùng tín
+ Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.
- Tình hình xã hội
Có sự phân hóa giàu nghèo hình thành các tầng lớp quý tộc, bình dân, nô lệ.
Câu 10:
Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp – Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì?
- Giống nhau: + Nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu kết hợp với nghề thủ công. + Ở nhà sàn, có nhiều lễ hội văn hóa dân gian. - Khác nhau
Nội dung so sánh | Cư dân Văn Lang – Âu Lạc | Cư dân Lâm Ấp – Cham pa | Cư dân Phù Nam |
Đời sống kinh tế | Phát triển nghề dệt, làm gốm | Nghề thủ công đóng gạch xây tháp phát triển | Buôn bán phát triển |
Văn hóa – tín ngưỡng | Thờ cúng tổ tiên, thờ thần linh | Sớm ảnh hưởng Ba-la-môn giáo và Phật giáo | Sớm ảnh hưởng Ba-la-môn giáo và Phật giáo |