Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Giải SGK Lịch sử 10 Phần 2 Chương 2: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Giải SGK Lịch sử 10 Phần 2 Chương 2: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV

  • 1476 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển nông nghiệp?

Xem đáp án

- Nhân dân tích cực khai hoang

- Nhà nước ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp:

     + Nhà Tiền Lê, Lý làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

     + Nhà Trần khuyến khích vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.

     + Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.

     + Thủy lợi đều được nhà nước quan tâm

     + Quan tâm bảo vệ sức kéo.


Câu 2:

Sự phát triển nông nghiệp đương thời có ý nghĩa gì đối với xã hội?

Xem đáp án

- Đời sống nhân dân ấm no,hạnh phúc

- Trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.


Câu 3:

Sự ra đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của thủ công nghiệp?

Xem đáp án

- Phát triển tập trung, thu hút được nhiều thợ thủ công giỏi.

- Hỗ trợ nhau trong sản xuất

- Tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm

- Thuận lợi cho giao lưu hàng hóa với bên ngoài.


Câu 4:

Em đánh giá như thế nào về thủ công nghiệp nước ta đương thời?

Xem đáp án

- Thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển.

- Nhiều ngành nghề thủ công phong phú, bên cạnh các nghề cổ truyền còn xuất hiện nhiều ngành mới yêu cầu kĩ thuật cao như đúc súng, đóng thuyền.


Câu 5:

Em nghĩ như thế nào về thương nghiệp của nước ta ở các thế kỉ X – XV?

Xem đáp án

- Nội thương và ngoại thương của nước ta đều phát triển

- Nội thương: Các chợ làng, chờ huyện, chợ chùa móc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn là trung tâm buôn bán và làng nghề thủ công.

- Ngoại thương: Khá phát triển, tuy nhiên chủ yếu buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.


Câu 6:

Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát tiển nông nghiệp ở các thế kỉ X –XV?

Xem đáp án

- Từ thế kỉ X – XV, đất nước được độc lập, thống nhất. Trong thời kì này nông nghiệp phát triển mạnh mẽ do những nguyên nhân sau đây:

     + Nhân dân tích cực khai hoang vung châu thổ sông Hồng và ven biển. Diện tích đất ngày càng mở rộng.

     + Các vua Tiền Lê, Lý hàng năm đều làm lễ cày tịch điền để khuyến khích sản xuất.

     + Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.

     + Vua Lê cấp đất cho quý tộc đặt phép quân điền.

     + Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. Sức kéo được chú trọng.


Câu 7:

Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê.

Xem đáp án

- Thủ công nghiệp

     + Nhà nước thành lập các quan xưởng, tập trung thợ giỏi sản xuất : tiền, vũ khí, thuyền chiến

     + Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

     + Các làng nghề thủ công ra đời: Thổ Hà, Bát Tràng, Nga Sơn,Chu Đậu...

     + Sản xuất được một số sản phẩm kĩ thuật cao: đại bác, thuyền chiến,...

- Thương nghiệp

     + Nội thương: Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi. Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị, trung tâm buôn bán và làm nghề truyền thống.

     + Ngoại thương: Khá phát triển, nhiều bến cảng được xây dựng, vùng biên giới Việt – Trung hình thành các địa điểm buôn bán.


Câu 8:

Sự phân hóa xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả gì?

Xem đáp án

Sự phân hóa xã hội ở thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả:

- Đời sống nhân dân ngày càng khổ cực

- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ

- Chính quyền nhà Trần rơi vào khủng hoảng


Bắt đầu thi ngay