Thứ bảy, 11/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Giải SGK Lịch sử 10 Phần 2 Chương 3: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Giải SGK Lịch sử 10 Phần 2 Chương 3: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII

  • 1498 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nêu các điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp trong giai đoạn này

Xem đáp án

- Tích cực: Nông nghiệp cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển

     + Ruộng đất được mở rộng, nhất là Đàng Trong

     + Thủy lợi được củng cố

     + Giống cây trồng phong phú

- Hạn chế: Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.


Câu 2:

Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời

Xem đáp án

Thế mạnh của nghề thủ công thời kỳ này là: có nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn có trình độ kỹ thuật cao: lụa là, gấm vóc, đồ gốm... được người tiêu dùng, đặc biệt là thương nhân nước ngoài rất ưa thích.


Câu 3:

Sự phát triển của làng thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào? Liên hệ với ngày nay

Xem đáp án

- Sự phát triển của làng nghề thủ công đương thời có vai trò quan trọng:

+ Nhiều sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao ra đời.

+ Đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước.

+ Góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

- Liên hệ

+ Nhiều làng nghề hiện nay vẫn còn phát triển , nổi tiếng: gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông, chiếu Nga Sơn,...


Câu 4:

Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước.

Xem đáp án

- Buôn bán không đơn thuần là trao đổi hàng hóa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng như trước nữa mà đã phát triển thành một nghề.

- Thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển các ngành nghề trong nước.

- Cải thiện cuộc sống người dân.


Câu 6:

Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?

Xem đáp án

- Sự phát triển ngoại thương có tác dụng làm cho kinh tế hàng hóa nước ta phát triển

- Tạo điều kiện cho kinh tế nước ta tiếp cận với kinh tế thế giới và phương thức sản xuất mới để đi lên.


Câu 7:

Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII – XVIII

Xem đáp án

- Từ thế kỉ XVI – XVIII, do sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An,...

- Đô thị hình thành và phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển nội thương và ngoại thương.

- Do sự hạn chế của chế độ phong kiến nên các đô thị đến thế kỉ XIX dần suy tàn.


Câu 8:

Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Xem đáp án

* Thủ công nghiệp

     + Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao như dệt, làm gốm

     + Một số nghề mới xuất hiện như : khắc bản in, làm đồng hồ, tranh sơn mài

     + Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều

     + Ở các đô thị, thợ thủ công đã lập các phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

* Thương nghiệp

- Nội thương

     + Chờ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.

     + Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn

     + Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

- Ngoại thương

     + Thuyền buôn các nước đến VIệt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

     + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.


Câu 9:

Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII.

Xem đáp án

- Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn

- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

- Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây. Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.


Câu 10:

Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

- Sự hưng khởi của các đô thị:

     + Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.

     + Thăng Long – Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.

     + Những đô thị mới như : Phố Hiến, Hội An, .. trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

- Sự phát triển của các đô thị có ý nghĩa rất lớn:

     + Tạo điều kiện hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

     + Hình thành các trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh.


Câu 11:

Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết.

Xem đáp án

- “ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”

- “Làng Đam thì bán mắm tôm

Làng Họa đan dó, làng Om quấn thừng”.

- “Tương Trúc làm nghề lược sừng,

Tự Khoát đan thúng, Vĩnh Trung làm giành”.

- “Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”


Bắt đầu thi ngay