IMG-LOGO

Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng

  • 1398 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Trong thí nghiệm này cần phải giữ không đổi những yếu tố nào? Muốn vậy phải làm thế nào?

Xem đáp án

Cần phải giữ khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vây, hai cốc phải đựng cùng một lượng nước giống nhau.


Câu 7:

Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc chất làm vật không?

Xem đáp án

Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên có phụ thuộc vào chất làm vật.


Câu 8:

Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn của đại lượng nào và đo độ lớn của những đại lượng nào, bằng những dụng cụ nào?

Xem đáp án

Muốn xác định nhiệt lượng vật thu vào cần tra bảng để biết độ lớn của nhiệt dung riêng của chất làm vật và đo độ lớn của khối lượng bằng cân, độ tăng nhiệt độ bằng nhiệt kế.


Câu 9:

Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20C lên 50C.

Xem đáp án

Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC là:

Q = m.c(t2 – t1) = 5.380(50 - 20) = 57000J = 57 kJ


Câu 10:

Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

2 lít nước có khối lượng m1 = 2 kg.

Khi nước sôi thì nhiệt độ của ấm và của nước đều bằng 100oC.

Nhiệt lượng nước cần thu vào để nước nóng lên 100oC là:

Q1 = m1.c1.Δt = 2.4200.(100 - 25) = 630000 J

Nhiệt lượng ấm cần thu vào để ấm nóng lên 100oC là:

Q2 = m2.C2.Δt = 0,5.880.(100 - 25) = 33000 J

Nhiệt lượng tổng cộng cần cung cấp là:

Q = Q1 + Q2 = 630000 + 33000 = 663000J = 663 kJ.


Bắt đầu thi ngay