IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Giải SGK Vật lý 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn

Giải SGK Vật lý 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn

Bài 17 : Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

  • 2140 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực.

Xem đáp án

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực là hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10


Câu 2:

Trọng tâm của một vật là gì? Trình bày phương pháp xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng bằng thực nghiệm.

Xem đáp án

Trọng tâm của một vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật đó.

Phương pháp xác định trọng tâm của vật phẳng mỏng bằng thực nghiệm:

Buộc dây vào một lỗ nhỏ A ở mép của vật rồi treo vật thẳng đứng. Khi vật nằm cân bằng, dùng bút đánh dấu phương của sợi dây AA' đi qua vật, trên vật. Tiếp theo, buộc dây vào một lỗ khác A, vào lỗ B chẳng hạn. Khi vật nằm cân bằng, đánh dâu phương sợi dây BB' qua vật.

Giao điểm của hai đoạn thẳng đánh dấu trên vật AA' và BB' chính là trọng tâm G của vật.


Câu 3:

Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng.

Xem đáp án

Đối với những vật phẳng mỏng có dạng hình học đối xứng: hình tròn tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật thì trọng tâm của vật là tâm đối xứng của vật (tâm hình tròn, giao điểm các đường phân giác, giao điểm hai đường chéo…).


Câu 4:

Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.

Xem đáp án

Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy:

- Trượt hai vecto lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy.

- Áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.


Câu 5:

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì?

Xem đáp án

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là:

- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng qui.

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10


Câu 6:

Một vật có khối lượng m = 2 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính (Hình 17.9). Biết góc nghiêng α = 30o, g = 9,8 m/s2 và ma sát là không đáng kể. Hãy xác định:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10a) Lực căng của dây.

b) Phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật.

Xem đáp án

Hình biểu diễn lực:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

a) Vì vật nằm cân bằng nên ta có:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Hay

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

(ở đây ta phân tích trọng lực P thành 2 lực thành phần Px và Py)

Chiếu (∗) lên trục Ox ta có phương trình về độ lớn sau:

       T = Px = P.sin30o = m.g.sin30o = 2. 9,8. 0,5 = 9,8 N.

b) Phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật:

Chiếu (∗) lên trục Oy ta được:

       Q – Py = 0 ↔ Q – Pcos30o = 0

       → Q = Py = Pcos30o = 17 (N)


Câu 7:

Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc α = 45o. Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khổi lượng 2 kg (Hình 17.10). Bỏ qua ma sát và lấy g = 10 m/s2. Hỏi áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng bao nhiêu?

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Hình 17.10

Xem đáp án

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Chọn C

Lực tác dụng lên quả cầu được biểu diễn như hình vẽ sau:

Khi quả cầu nằm cân bằng ta có:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Chọn hệ trục tòa độ Oxy như hình vẽ.

Chiếu phương trình (1) lên Ox và Oy ta được:

Ox: N1cosα - N2cosα = 0 (2)

Oy: -P + N1sinα + N2sinα = 0 (3)

Từ (2) ⇒ N1 = N2. Thay vào (3) ta được:

P=2N1sinαN1=P2sinα=mg2sinα=2.102sin45014 N

⇒ N1 = N2 = 14N

Theo định luật III Newton, ta xác định được áp lực mà quả cầu đè lên mỗi mặt phẳng đỡ là: N’1 = N’2 = 14 N.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương