Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Giải SGK Vật lý 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn

Giải SGK Vật lý 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn

Bài 22 : Ngẫu lực

  • 2085 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực.

Xem đáp án

Ngẫu lực: là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.

Ví dụ:

- Dùng tay vặc vòi nước ta đã tác dụng vào vòi một ngẫu lực

- Khi ô tô sắp qua đoạn đường ngoặt, người lái xe tác dụng một ngẫu lực vào tay lái (vô lăng)


Câu 2:

Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.

Xem đáp án

+ Trường hợp vật không có trục quay cố định: Ngẫu lực sẽ làm cho vật quay quanh trọng tâm. Nếu có trục quay đi qua trọng tâm thì trục quay này không chịu tác dụng lực.

+ Trường hợp vật có trục quay cố định: Ngẫu lực làm cho vật quay quanh trục quay cố định. Trọng tâm cũng quay quanh trục quay, gây ra lực tác dụng lên trục quay đó, có thể làm cho trục quay biến dạng.


Câu 3:

Viết công thức tính momen của ngẫu lực. Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì?

Xem đáp án

Công thức tính momen của ngẫu lực:

M = F.d.

Momen của ngẫu lực phụ thuộc vào độ lớn của ngẫu lực, vào khoảng cách d giữa hai giá của hai lực, không phụ thuộc vào vị trí trục quay O.


Câu 4:

Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là:

Xem đáp án

Chọn D.

Áp dụng công thức momen của ngẫu lực:

M = F.d = 5.0,2 = 1 (N.m).


Câu 5:

Một ngẫu lực gồm hai vecto lực F1 và F2 có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là

Xem đáp án

Chọn C.

Momen cuả ngẫu lực: M = F.d


Câu 7:

Chứng minh rằng momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

Xem đáp án

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Gọi O’ là vị trí bất kỳ của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực, ta luôn có:

Momen của ngẫu lực: M’ = F1d’1 + F2d’2 = F(d’1 + d’2) = F. d (1)

d là khoảng cách giữa hai giá của hai lực, không phụ thuộc vị trí O của trục quay.

Xét trục quay đi qua O, momen của ngẫu lực lúc này là:

M = F1d1 + F2d2 = F(d1 + d2) = F.d (2)

Từ (1) và (2) → M = M’ → momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực (đpcm).


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương