Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 8 có đáp án (Đề 3)
-
2087 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?
Khi có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật có thể tăng dần và có thể giảm dần vì lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật.
Chọn đáp án D.
Câu 2:
Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của vận tốc:
Công thức tính vận tốc là: \(v = \frac{s}{t}\)
Trong đó
+ s là độ dài quãng đường đi được (có đơn vị m, km…).
+ t là thời gian để đi hết quãng đường đó (có đơn vị giây, phút, giờ…).
Vậy đơn vị của vận tốc có thể là: m/s; m/phút; km/h….
Chọn đáp án C.
Câu 3:
Cách làm nào sau đây có thể làm giảm lực ma sát
Cách làm giảm lực ma sát là tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc.
Chọn đáp án A.
Câu 4:
Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng?
A – Đúng
B – Đúng
C – Sai, vì ô tô đứng yên so với người lái xe.
D – Đúng
Chọn đáp án C.
Câu 5:
Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì:
Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Chọn đáp án D.
Câu 6:
Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm thế nào? Cách làm nào sau đây không đúng:
Áp suất được tính bằng công thức: \(p = \frac{F}{S}\)
Nhìn vào công thức ta thấy muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
Chọn đáp án B.
Câu 7:
a) Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
b) Viết công thức tính vận tốc ? Nêu tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức.
a)
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
b)
Vận tốc được tính bằng công thức:
\(v = \frac{s}{t}\)
Trong đó:
+ v là vận tốc của xe. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h).
+ s là quãng đường đi được. Đơn vị của quãng đường là mét (m), centimét (cm), kilômét (km), ..
+ t là thời gian đi hết quãng đường đó. Đơn vị của thời gian là giây (s), phút, giờ (h), …
Câu 8:
Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 2,16 km với vận tốc 2 m/s. Ở quãng đường sau dài 2 km người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.
Tómtắt:
\({s_1} = 2,16km\)
\({v_1} = 2m/s = 7,2km/h\)
\({s_2} = 2km\)
\({t_2} = 0,5h\)
\({v_{tb}} = ?\)
Lờigiải:
Thời gian để người đó đi hết quãng đường đầu tiên là:
\({t_1} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \frac{{2,16}}{{7,2}} = 0,3(h)\)
Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường là:
\({v_{tb}} = \frac{s}{t} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{2,16 + 2}}{{0,3 + 0,5}} = 5,75(km/h)\)
Vậy vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường là 5,75 km/h.
Câu 9:
Khi vấp ngã ta thường ngã về phía nào? Giải thích tại sao?
Ta đã biết: khi chịu lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
Khi vấp ngã ta thường ngã về phía trước. Lúc đầu, thân và chân ta cùng chuyển động về phía trước, khi vấp ngã, chân dừng lại đột ngột nhưng do có quán tính nên thân tiếp tục chuyển động \( \Rightarrow \) Ta bị ngã về phía trước.
Câu 10:
Một học sinh có trọng lượng 450N đeo một ba lô có trọng lượng 30N. Diện tích mỗi chân tiếp xúc với đất là 0,015 m2. Tính áp suất của học sinh này tác dụng lên mặt đất khi:
Tóm tắt:
\({P_1} = 450N\)
\({P_2} = 30N\)
\(S = 0,015{m^2}\)
Tính p khi:
a) Đứng bình thường.
b) Đứng co một chân.
Lời giải:
Áp lực của người và ba lô tác dụng lên mặt đất là:
\(P = {P_1} + {P_2} = 450 + 30 = 480(N)\)
a) Khi học sinh đứng bình thường (tiếp xúc với mặt đất bằng 2 chân) thì diện tích tiếp xúc của hai bàn chân là:
\(2S = 2.0,015 = 0,03({m^2})\)
Áp suất học sinh tác dụng lên mặt đất khi đứng bình thường là:
\(p = \frac{P}{{2S}} = \frac{{480}}{{0,03}} = 16000(Pa)\)
Vậy áp suất học sinh này tác dụng lên mặt đất khi đứng bình thường là 16 000 Pa.
d) Áp suất học sinh tác dụng lên mặt đất khi đứng co một chân là:
\(p = \frac{P}{S} = \frac{{480}}{{0,015}} = 32000(Pa)\)
Vậy áp suất học sinh này tác dụng lên mặt đất khi đứng co một chân là 32 000 Pa.