Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (phần 1) (có đáp án)
-
1135 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thời gian xuất hiện của nền văn hóa Đông Sơn là
Văn hóa Đông Sơn tồn tại từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ I SCN.
Câu 2:
Chất liệu phổ biến để chế tác công cụ lao động của cư dân Đông Sơn là
Chất liệu phổ biến để chế tác công cụ lao động của cư dân Đông Sơn là đồng thau.
Câu 3:
Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ
Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ khai thác vùng đồng bằng châu thổ ven sông thành những cánh đồng màu mỡ để phát triển nghề nông trồng lúa nước dùng cày với sức kéo của trâu, bò.
Câu 4:
Nội dung nào không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn?
Buôn bán không phải hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn.
Câu 5:
Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?
Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp chính là điểm khác biệt giữa hoạt
động kinh tế của cư dân Đông Sơn so với cư dân Phùng Nguyên.
Câu 6:
Nghề thủ công nổi tiếng của cư dân Đông Sơn là
Nghề thủ công nổi tiếng của cư dân Đông Sơn là nghề đúc đồng
Câu 7:
Nội dung nào không phản ánh đúng những biến đổi về mặt xã hội thời kì văn hóa Đông Sơn?
Mâu thuẫn xã hội nảy sinh không phải là biến đổi về mặt xã hội thời kì văn hóa Đông Sơn.
Câu 8:
Nội dung nào nhận xét đúng điểm khác biệt về tình hình xã hội thời Đông Sơn so với thời Phùng Nguyên?
Đã có sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội chính là điểm khác biệt về tình hình xã hội thời Đông Sơn so với thời Phùng Nguyên.
Câu 9:
Nền văn hóa nào là tiền đề cho sự ra đời của quốc gia Văn Lang?
Văn hóa Đông Sơn là tiền đề cho sự ra đời của quốc gia Văn Lang.
Câu 10:
Nội dung nào không phản ánh đúng cơ sở dân đến sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
Yêu cầu phát triển việc buôn bán với các tộc người khác không phải là cơ sở dân đến sự ra đời sớm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
Câu 11:
Nội dung nào phản ánh đúng tổ chức nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc?
Vua - Lạc hầu, Lạc tướng – Bồ chính là tổ chức nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc.
Câu 12:
Người đứng đầu các bộ ở Văn Lang – Âu Lạc là
Người đứng đầu các bộ ở Văn Lang – Âu Lạc là Lạc tướng.
Câu 13:
Người cai quản các làng, xóm thời kì Văn Lang - Âu Lạc là
Người cai quản các làng, xóm thời kì Văn Lang - Âu Lạc là Bồ chính.
Câu 14:
Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là
Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh, nhưng là tổ chức điều hành một quốc gia.
Câu 15:
Nhà nước Âu Lạc là
Nhà nước Âu Lạc là sự kế tục nhà nước Văn Lang nhưng mở rộng hơn về lãnh thổ và hoàn chỉnh hơn về tổ chức.
Câu 16:
Các tầng lớp chính trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc là
Các tầng lớp chính trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc là vua, quý tộc – dân tự do – nô tì.
Câu 17:
Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là gạo nếp, gạo tẻ.
Câu 18:
Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là sùng bái tự nhiên.