Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rôma (có đáp án)
Trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rôma (phần 1) (có đáp án)
-
987 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nền sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại không thể phát triển được như ở phương Đông cổ đại là vì
Nền sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại không thể phát triển được như ở phương Đông cổ đại là vì phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất canh tác đã ít lại không màu mỡ lắm, chủ yếu là đất ven đồi, khô và rắn. Do đó, lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng đồng không có tác dụng. Con người phải gian khổ khai phá từng mảnh đất, phải lao động khó nhọc mới đảm bảo được một phần lương thực.
Câu 2:
Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ nào đóng vai trò quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển?
Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt. Nhờ công cụ bằng sắt, diện tích canh tác tăng hơn, việc trồng trọt đã có kết quả.
Câu 3:
Cư dân cổ đại vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ sắt từ khoảng thời gian nào?
Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt.
Câu 4:
Nhu cầu lương thực cho cư dân phương Tây cổ đại chủ yếu dựa vào
Do địa hình của Địa Trung Hải chủ yếu là núi và cao nguyên, đất canh tác ít và không màu mỡ vì thế con người phải gian khổ khai phá từng mảnh đất, phải lao động khó nhọc mới bảo đảm được một phần lương thực. Vì thế, các nước này vẫn phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập, Tây Á,…để đảm bảo lương thực cho cư dân phương Tây.
Câu 5:
Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải chủ yếu là
Ở khu vực Địa Trung Hải, phần lớn đất đai là đất ven đồi, khô, cằn cỗi nên phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây lưu niên như: nho, ô liu, cam , chanh,…
Câu 6:
Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là
Do vị trí địa lý của Địa Trung Hải phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất canh tác đã ít lại không màu mỡ lắm, chủ yếu là đất ven đồi, khô và rắn nên rất khó phát triển nông nghiệp. Vì vậy, ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là thủ công nghiệp (nhiều thợ giỏi, khéo tay đã xuất hiện, thúc đẩy hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng) và thương nghiệp (hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ).
Câu 7:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành tư liệu sau: “Người Hi Lạp, Rôma đem các sản phẩm như……..đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là……….từ vùng Hắc Hải, Ai Cập, ….từ các nước phương Đông.”
Mục…1….Trang…21...SGK Lịch sử 10 cơ bản
Câu 8:
Hàng hóa quan trọng bậc nhất ở các quốc gia cổ đại phương Tây là
Trong xã hội chiếm nô, nô lệ là thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất, nhiều nơi như Đê-lốt, Pi-rê… trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại.
Câu 9:
Đê-lốt và Pi-rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởiĐê-lốt và Pi-rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi
Vì trong xã hội chiếm nô, nô lệ là thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất nên nhiều nơi như Đê- lốt, Pi-rê,… trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại.
Câu 10:
Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rôma cổ đại đã chứng tỏ điều gì?
Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ, các thị quốc đều có đồng tiền riêng của mình. Đồng tiền Đênariuxơ của Rô-ma, đồng tiền có hình chim cú của A-ten là những đồng tiền thuộc loại cổ nhất trên thế giới.
Câu 11:
Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là
Do địa hình của khu vực Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt và dân cư sống chủ yếu thiên về nghề buôn và thủ công nên không cần thiết tập trung đông đúc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc cũng được coi là một nước. Phần chủ yếu của một nước là thành thị và một vùng đất đai trồng trọt xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng, cho nên người ta gọi nước đó là thị quốc (thành thị là quốc gia).
Câu 12:
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân ở vùng Địa Trung Hải chỉ có thể hình thành các thị quốc nhỏ?
Ven bờ Bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi. Mặt khác, khi dân cư sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công thì sự tập trung đông đúc lại không cần thiết.
Câu 13:
Phần chủ yếu của một thị quốc Địa Trung Hải là
Phần chủ yếu của một thị quốc Địa Trung Hải là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh trong đó thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng. Cho nên người ta gọi nước đó là thị quốc (thành thị là quốc gia).
Câu 14:
Phần không thể thiếu đối với mỗi thị quốc Địa Trung Hải là
Mục…2….Trang…22...SGK Lịch sử 10 cơ bản
Câu 15:
Phần không thể thiếu đối với mỗi thị quốc Địa Trung Hải là bến cảng, nó chứng tỏ điều gì?
Câu liên hệ.
Câu 16:
Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về
Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn