Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Trắc nghiệm Sử 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Sử 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Sử 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam có đáp án

  • 576 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một trong những cơ sở dẫn đến sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Từ yêu cầu liên kết để trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và tập hợp lực lượng đấu tranh chống ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đã hình thành từ rất sớm. (SGK - Trang 136)


Câu 2:

Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ khi nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm - từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc. (SGK - Trang 136)


Câu 3:

Một trong những chính sách củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thời kì phong kiến tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc giữa người Kinh với các dân tộc thiểu số luôn được các vương triều quan tâm, xây dựng thông qua nhiều chính sách, biện pháp cụ thể, trong đó đáng chú ý là việc phong chức tước, gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc ở những vùng biên giới,… Tuy nhiên, khi cần thiết, chính quyền trung ương cũng sử dụng những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn xu hướng li khai, cát cứ, giữ gìn sự thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và khối đại đoàn kết dân tộc. (SGK - Trang 136, 137)


Câu 4:

Truyền thuyết nào sau đây có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nội dung giải thích về nguồn gốc, tổ tiên của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam (cùng chung một cha mẹ, chung một giống nòi), là minh chứng về khối đại đoàn kết dân tộc ngay từ thuở bình minh lịch sử. (SGK - Trang 136)


Câu 5:

Ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được tập trung trong tổ chức nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. (SGK - Trang 137)


Câu 6:

Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc. (SGK - Trang 137)


Câu 7:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong thời đại ngày nay, đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. (SGK - Trang 139)


Câu 8:

Một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, mở rộng, phát triển và trở thành một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. (SGK - Trang 137)


Câu 9:

Ba nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc với ba nguyên tắc: đoàn kết, bình đẳng và tương trợ nhau cùng phát triển. (SGK - Trang 140)


Câu 10:

Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là tính toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… (SGK - Trang 140)


Câu 11:

Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc,… (SGK - Trang 140)


Câu 12:

Nội dung bao trùm của chính sách dân tộc mà Nhà nước Việt Nam triển khai trên lĩnh vực văn hóa là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Về văn hóa, nội dung bao trùm là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bao gồm các giá trị và bản sắc văn hóa của 54 dân tộc,.... (SGK - Trang 141)


Câu 13:

Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc với ba nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng và Tương trợ nhau cùng phát triển. (SGK - Trang 141)


Câu 14:

Một trong những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực an ninh quốc phòng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực an ninh quốc phòng: củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên kết quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa. (SGK - Trang 141)


Câu 15:

Nội dung nào sau đây không phải là chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng:

- Về kinh tế, Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc,...

- Về văn hóa, nội dung bao trùm là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bao gồm các giá trị và bản sắc văn hóa của 54 dân tộc,....

- Về xã hội, thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và kết cấu xã hội, tập quán và truyền thống của các dân tộc,...

- Về an ninh quốc phòng, củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên kết quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa. (SGK - Trang 140, 141)

Tăng cường quan hệ đối ngoại với các cường quốc trên thế giới là chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.


Bắt đầu thi ngay