Trắc nghiệm Sử 10 Bài 5. Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ - trung đại có đáp án
Trắc nghiệm Sử 10 Bài 5. Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ - trung đại có đáp án
-
695 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:
“…… là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt quan trình độ của thời kì dã man”.
Đáp án đúng là: A
Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt quan trình độ của thời kì dã man. (SGK - Trang 33)
Câu 2:
Nội dung nào sau đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh?
Đáp án đúng là: C
Những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh là: nhà nước, đô thị, chữ viết, những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí và kĩ thuật để cải thiện cuộc sống của con người. (SGK - Trang 34)
Câu 3:
Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là
Đáp án đúng là: D
Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. (SGK - Trang 34)
Câu 4:
Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là
Đáp án đúng là: A
Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là Hy Lạp và La Mã. (SGK - Trang 35)
Câu 5:
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì nào của lịch sử văn minh thế giới?
Đáp án đúng là: A
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì cổ đại trong lịch sử văn minh thế giới. Nền văn minh này xuất hiện và tồn tại từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ II TCN.
Câu 6:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa văn hóa và văn minh?
Đáp án đúng là: C
Văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra, nhưng văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ: văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo từ khi loài người ra đời đến nay, còn văn minh chỉ là những giá trị mà loài người sáng tạo trong giai đoạn phát triển cao của xã hội (giai đoạn có nhà nước).
Câu 7:
Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?
Đáp án đúng là: D
Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực sông Nin ở Đông Bắc châu Phi. (SGK - Trang 35)
Câu 8:
Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Ai Cập cổ đại là
Đáp án đúng là: B
Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Ai Cập cổ đại là sản xuất nông nghiệp. Người Ai Cập thường trồng các loại lúa mì, lúa mạch, kê và nhiều loại hoa màu khác. Họ cũng đã biết thuần dưỡng và chăn nuôi các loài gia súc để cung cấp sức kéo và thực phẩm như dê, bò, lừa, ngựa,… (SGK - Trang 36)
Câu 9:
Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là
Đáp án đúng là: D
Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là chữ tượng hình (ra đời khoảng hơn 3000 năm TCN). Đây là loại chữ dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm. (SGK - Trang 37)
Câu 10:
Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là
Đáp án đúng là: A
Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là các kim tự tháp. Cho tới nay, đã có 138 kim tự tháp ở Ai Cập được phát hiện, trong đó nổi tiếng nhất là quần thể kim tự tháp ở Ghi-da. (SGK - Trang 38)
Câu 11:
Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?
Đáp án đúng là: C
Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với sông Ấn và sông Hằng ở miền Bắc Ấn Độ. (SGK - Trang 40)
Câu 12:
Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?
Đáp án đúng là: A
Phật giáo và Hin-đu giáo là những tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ:
- Phật giáo ra đời khoảng thế kỉ VI TCN, do Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha Gautama, còn gọi là Phật Shakyamuni) sáng lập.
- Hin-đu giáo (Bà-la-môn giáo) ra đời khoảng thế kỉ VIII TCN. Đây là tôn giáo gắn liền với truyền thống của người Ấn Độ và là tôn giáo có đông tín đồ nhất ở Ấn Độ hiện nay. (SGK - Trang 40, 41)
Câu 13:
Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?
Đáp án đúng là: B
Văn minh Trung Hoa hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở phía Đông châu Á. Vùng đất này có hệ động thực vật phong phú, cùng hàng nghìn dòng sông lớn, nhỏ, trong đó quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang. (SGK - Trang 43)
Câu 14:
Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo thể chế nào?
Đáp án đúng là: C
Lịch sử Trung Quốc thời kì cổ - trung đại đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự, dẫn đến sự thành lập và diệt vong của các triều đại nối tiếp nhau. Nhà nước được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, dưới vua là hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương. (SGK - Trang 44)
Câu 15:
Bốn phát minh lớn về kĩ thuật của người Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là
Đáp án đúng là: D
Người Trung Hoa có bốn phát minh lớn về kĩ thuật, gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn. (SGK - Trang 46)