Trắc nghiệm Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại có đáp án
Trắc nghiệm Sử 10 Bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kì cổ - trung đại có đáp án
-
666 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp - La Mã cổ đại?
Đáp án đúng là: B
Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại hình thành trên các bán đảo Nam Âu. Điều kiện tự nhiên ở đây tạo ra nhiều thuận lợi song cũng đặt ra không ít khó khăn đối với các cư dân thời cổ đại:
- Địa hình nhiều núi và cao nguyên, đất đai khô rắn và không màu mỡ, chỉ thích hợp trồng các loại cây lâu năm như nho, ô liu,... Tuy nhiên, ở đây cũng có một số vùng đồng bằng tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch,... tạo điều kiện cho thủ công nghiệp sớm phát triển.
- Địa Trung Hải có bờ biển dài, nhiều vùng, vịnh với các hải cảng là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, đồng thời giúp cho người Hy Lạp - La Mã cổ đại sớm tiếp thu những thành tựu văn minh phương Đông, cũng như mở rộng không gian và ảnh hưởng đến nhiều vùng đất quanh Địa Trung Hải. (SGK - Trang 48, 49)
Câu 2:
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại là
Đáp án đúng là: C
Trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài ra, còn có các tầng lớp khác là nông dân, thợ thủ công, thương nhân,… (SGK - Trang 49)
Câu 3:
Những ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là
Đáp án đúng là: D
Những ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là thủ công nghiệp và thương nghiệp. (SGK - Trang 49)
Câu 4:
Nhà nước ở Hy Lạp thời cổ đại được tổ chức theo hình thức nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên. Trong các thế kỉ VIII - IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hòa đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Ma-xê-đô-ni-a chinh phục. (SGK - Trang 49)
Câu 5:
Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Trên cơ sở chữ viết của người Hy Lạp, người La Mã đã sáng tạo một loại chữ mà ngày nay thường được gọi là chữ La-tinh. Chữ La-tinh ban đầu được sử dụng để ghi tiếng La-tinh, về sau còn được dùng để ghi nhiều ngôn ngữ khác. Đến nay, chữ La-tinh là loại chữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. (SGK - Trang 50)
Câu 6:
Hai bộ sử thi nào sau đây đã đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại?
Đáp án đúng là: A
Đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại là hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê. (SGK - Trang 51)
Câu 7:
Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
Đáp án đúng là: C
Những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa rất to lớn, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, kĩ thuật của thế giới trong những giai đoạn tiếp theo. (SGK - Trang 53)
Câu 8:
Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là
Đáp án đúng là: B
Cơ Đốc giáo được hình thành vào thế kỉ I ở phần lãnh thổ phía Đông của đế quốc La Mã. Theo truyền thuyết, người sáng lập Cơ Đốc giáo và Giê-su, được sinh ra ở Na-da-rét (nay thuộc I-xra-en). Ban đầu, Cơ Đốc giáo bị giới thống trị La Mã tìm cách tiêu diệt, nhưng tôn giáo này ngày càng có nhiều tín đồ và được truyền bá rộng rãi. Đến đầu thế kỉ IV, chính quyền La Mã đã ngừng đàn áp và công nhận Cơ Đốc giáo là tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã. (SGK - Trang 54)
Câu 9:
Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Bối cảnh ra đời phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII):
- Về kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành ở các nước Tây Âu.
- Về xã hội: mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và Giáo hội ngày càng sâu sắc.
- Về văn hóa: thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và Giáo hội Cơ Đốc giáo đang lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở Tây Âu. Do đó, tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ. Trong bối cảnh ấy, họ đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại. (SGK - Trang 54, 55)
Câu 10:
Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?
Đáp án đúng là: B
Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a, nơi vốn là quê hương của nền văn minh La Mã. Từ I-ta-li-a, phong trào Văn hóa Phục hưng lan sang các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức,… (SGK - Trang 55)
Câu 11:
Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?
Đáp án đúng là: A
Trong thể loại kịch, tác giả kiệt xuất nhất của thời kì Phục hưng là Uy-li-am Sếch-xpia với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Ham-lét, Ô-ten-lô, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,… (SGK - Trang 55)
Câu 12:
Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
Đáp án đúng là: B
Đến thế kỉ XV - XVI, nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều danh họa và nhà điêu khắc nổi tiếng như Lê-ô-na đờ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en,… (SGK - Trang 55)
Câu 13:
Nhà Thiên văn học nào sau đây đã chứng minh Mặt Trời chỉ là trung tâm của Thái dương hệ và tồn tại trong vũ trụ vô tận?
Đáp án đúng là: D
Nhà Thiên văn học Gioóc-đan-nô Bru-nô đã chứng minh Mặt Trời chỉ là trung tâm của Thái dương hệ và tồn tại trong vũ trụ vô tận. (SGK - Trang 56)
Câu 14:
Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
Đáp án đúng là: A
Khoa học, kĩ thuật thời Phục hưng đã tạo tiền đề cho sự phát triển của tư tưởng, đặc biệt là triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-xít Bê-cơn, Đê-các-tơ,… (SGK - Trang 57)
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?
Đáp án đúng là: D
Thành tựu của Văn hoá Phục hưng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với văn minh Tây Âu và nhân loại. Các nhà Văn hoá Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Cơ Đốc giáo lũng đoạn, chĩa mũi nhọn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến thối nát đương thời, đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc,...
Văn hoá Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển trong những thế kỷ tiếp theo. (SGK - Trang 57)