Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình

Lời giải Bài 2.14 trang 32 Toán 10 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán lớp 10 Tập 1.
293 lượt xem


Giải Toán lớp 10 Bài tập cuối chương 2

Bài 2.14 trang 32 Toán 10 tập 1:  Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình y2x2y4x5x+y1 trên mặt phẳng tọa độ.

Từ đó tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức F(x;y) = - x – y với (x;y) thỏa mãn hệ trên.

Lời giải

+) Ta biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình y2x2y4x5x+y1

+ Xác định miền nghiệm của bất phương trình y – 2x ≤ 2.

Vẽ đường thẳng y – 2x = 2

- Ta có: 0 – 2.0 = 0 < 2.

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình  y – 2x ≤ 2 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng y – 2x = 2 (tính cả đường thẳng đó) và chứa điểm O(0; 0).

+ Xác định miền nghiệm của bất phương trình y ≤ 4.

- Vẽ đường thẳng y = 4.

- Ta có 3 ≤ 4

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình y ≤ 4 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng y = 4 (tính cả đường thẳng đó) và chứa điểm (0; 3).

+ Xác định miền nghiệm của bất phương trình x ≤ 5.

- Vẽ đường thẳng x = 5.

- Ta có 3 ≤ 5

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình x ≤ 5 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x = 5 (tính cả đường thẳng đó) và chứa điểm (3; 0).

+ Xác định miền nghiệm của bất phương trình x + y ≤ – 1.

Vẽ đường thẳng x + y = -1

- Ta có: 0 + 0 = 0 > -1.

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình  x + y ≥ -1 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x + y = -1 (tính cả đường thẳng đó) và không chứa điểm O(0; 0).

Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho là miền tứ giác ABCD (miền tô màu vàng) với tọa độ các đỉnh A(1; 4); B(5; 4); C(5; – 6); D(– 1; 0)

Giải Toán 10 Bài ôn tập chương 2 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của F(x; y) = – x – y được xác định với (x; y) là tọa độ của một trong bốn đỉnh A; B; C; D.

F(1; 4) = – 1 – 4 = – 5

F(5; 4) = – 5 – 4 = – 9

F(5; – 6) = – 5 – (– 6) = 1

F(– 1; 0) = – (– 1) – 0 = 1

Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức F là 1 tại (x;y) = (-1;0) hoặc (x;y) = (5;-6) và giá trị nhỏ nhất của biểu thức F là -9 tại (x;y) = (5;4)

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 2.7 trang 31 Toán 10 tập 1: Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất hai ẩn...

Bài 2.8 trang 31 Toán 10 tập 1: Cho bất phương trình 2x + y > 3. Khằng định nào dưới đây là đúng...

Bài 2.9 trang 31 Toán 10 tập 1: Hình nào dưới đây biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x – y < 3...

Bài 2.10 trang 31 Toán 10 tập 1: Hệ bất phương trình nào sau đây là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn...

Bài 2.11 trang 32 Toán 10 tập 1: Điểm nào sau đây thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho...

Bài 2.12 trang 32 Toán 10 tập 1: Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình...

Bài 2.13 trang 32 Toán 10 tập 1: Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình trên mặt phẳng tọa độ...

Bài 2.14 trang 32 Toán 10 tập 1: Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình...

Bài 2.15 trang 32 Toán 10 tập 1: Bác An đầu tư 1,2 tỉ đồng vào ba loại trái phiếu: trái phiếu chính phủ với lãi suất 7% một năm...

Bài 2.16 trang 32 Toán 10 tập 1: Một công ty dự định chi tối đa 160 triệu đồng cho quảng cáo một sản phẩm mới...

Bài viết liên quan

293 lượt xem