IMG-LOGO

Đề thi thử 2019 - Đề số 3

  • 2216 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Từ tháng 02/1917 đến đầu tháng 10/1917, phương pháp đấu tranh của Đảng Bôn-sê-vích là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau cách mạng tháng hai, nước Nga ở trong tình trạng hai chính quyền cùng song song tồn tại : Xô Viết đại biểu công nhân - nông dân và binh lính và chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. Đây là một cục diện chính trị hết sức đặc biệt nó xuất phát từ tính chất dân chủ tư sản của cách mạng tháng hai và sau đó cả hai chính quyền của giai cấp tư sản và vô sản đều chưa đủ mạnh để lật đổ chính quyền của bên nào. Vì vậy, trong thời điểm từ sau cách mạng tháng hai đến trước cách mạng tháng Mười, Lên nin và Đảng Bôn sê vích đã xác định phương pháp đấu tranh của cách mạng Nga lúc này là đấu tranh hòa bình, tránh tổn thất và có thời gian chuẩn bị lực lượng chuẩn bị tiến hành cách mạng tháng Mười.


Câu 2:

Đến năm 2006, Liên Hợp Quốc đã có bao nhiêu nước thành viên?

Xem đáp án

Đáp án A

Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên (theo SGK Lịch sử 12 trang 7)


Câu 3:

Đường lối cải cách của Goócbachop tập trung vào những nội dung nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Tháng 3/1985, M Gooc -ba - chop (M.Gorbachev)  tiến hành cải tổ đất nước theo đường lối “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.


Câu 4:

Sau sự kiện nào, nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ?

Xem đáp án

Đáp án D

Theo SGK Lịch sử 12 trang 28, ngày 18 – 3 – 1970, Chính phủ Xihanúc bị lật đổ bới các thế lực tay sai của Mĩ. Từ đây, nhân dân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ.


Câu 5:

Quốc gia nào giành độc lập sớm nhất ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ II?

Xem đáp án

Đáp án D

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa.Với thắng lợi mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của binh lính, sĩ quan Ai Cập (1952) lật đổ vương triều Pharúc và nền thống trị của thực dân Anh. Thành lập nước Cộng hòa. Ai Cập đã trở thành quốc gia nào giành độc lập sớm nhất ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ II.


Câu 6:

Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Trước chiến tranh thế giới hai, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ. Khi chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật Bản đã thôn tính toàn bộ khu vực này và thiết lập trật tự phát xít. Nhân dân Đông Nam Á chuyển từ đấu tranh chống đế quốc Âu - Mĩ sang chống Nhật giải phóng đất nước. Khi Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện thì các nước Đông Nam Á lần lượt đều giành được độc lập và sau đó đã tiến hành kháng chiến chống lại hành động quay trở lại xâm lược của các nước thực dân giành độc lập hoàn toàn. Đây là điều kiện cơ bản để các nước tiến lên phát triển kinh tế và là tiền đề cho các biến đổi sau. Cho nên đó là biến đổi lớn nhất.


Câu 7:

Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng nhân quyền của người da đen ở Nam Phi là

Xem đáp án

Đáp án A

Chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) đã đẩy những người da đen ở Nam Phi vào cuộc sống cùng cực. Họ bị phân biệt đối xử với người da trắng. Sau khi thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ, người da đen Nam Phi dưới chế độ Apácthai hầu như không có nhân quyền. Vì vậy, kẻ thù chủ yếu của người da đen Nam Phi trong cuộc cách mạng nhân quyền là chủ nghĩa Apácthai.


Câu 8:

Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, về kinh tế, Nhật Bản đạt được thành tựu nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại… và chủ yếu là từ những nhân tố có ý nghĩa quyết định của chính Nhật Bản


Câu 9:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh" gay gắt giữa hai phe, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (4 – 1949), chạy đua vũ trang, thiết lập nhiều căn cứ quân sự nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.


Câu 10:

Quan hệ quốc tế bắt đầu chuyển từ đối đầu sang đối thoại từ

Xem đáp án

Đáp án A

Cuộc chiến tranh lạnh khởi đầu khi Tổng thống Mĩ Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mĩ đề ra Học thuyết Truman và sau đó là cuộc chạy đua vũ trang và sự bùng phát của các cuộc xung đột khu vực giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Mặc dù không phát triển thành cuộc chiến tranh thế giới nhưng loài người luôn phải hứng chịu những đòn tâm lí và nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân. Cả hai cực Liên Xô và Mĩ đều mải chạy đua vũ trang nên mất tập trung phát triển kinh tế và đã bị Nhật và Tây Âu vươn lên cạnh tranh gay gắt. Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng, hai cường quốc đã kí một số hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân từng bước giảm dần nhịp độ của cuộc chiến tranh lạnh. Nhưng phải đến nửa sau thập kỉ 80 của thế kỉ XX, quan hệ quốc tế mới chuyển từ đối đầu sang đối thoại khi mà Liên Xô và Mĩ đã có những cuộc gặp gỡ cấp cao mà nhất là cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh thì thời kì đối thoại trong các mối quan hệ quốc tế mới ngày càng phổ biến.


Câu 11:

Xu hướng hòa hoãn Đông - Tây bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô - Mĩ, mặc dù còn những diễn biến phức tạp.


Câu 12:

Lý do chính khiến cả Liên Xô và Mĩ đi đến tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Cuộc chay đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm vị thế do chạy đua vũ trang. Bên cạnh đó, Nhật Bản và các nước Tây Âu vươn lên mạnh mẽ trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh đã trở thành đối tượng cạnh tranh gay gắt với Mĩ và Liên Xô. Vì vậy, cả Liên Xô và Mĩ đi đến tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.


Câu 13:

Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại địa vị của tư tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị, đã cố gắng xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. Tuy nhiên, đây là thời kì kìm hãm được sự đi xuống của chế độ phong kiến.
- Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá song hiệu quả thấp.
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước, đã không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Vì vậy, trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.


Câu 14:

Nội dung nào sau đây không thể hiện khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Xem đáp án

Đáp án A

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê sau hơn 10 năm tồn tại đến đây kết thúc. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Cuộc khởi nghĩa bị thất bại bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có những hạn chế về đường lối, phương pháp tổ chức và lãnh đạo.


Câu 15:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh tình cảnh của nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ, toàn quyền Đông Dương tuyên bố: "Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là phải cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa nhân lực, vật lực và tài lực...". Nhân dân Việt Nam phải đóng nhiều thứ thuế, mua công trái... Trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được trên 184 triệu phrăng tiền công trái và gần 14 triệu phrăng tiền quyên góp; ngoài ra, hàng trăm tấn lương thực và nông lâm sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí được đưa sang Pháp. Sự cướp bóc ráo riết của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến tình hình Việt Nam. Tình cảnh phải nhổ lúa trồng đay là trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi phát xít Nhật vào Việt Nam, nên đây chính là đáp án của câu hỏi này.


Câu 16:

Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là

Xem đáp án

Đáp án C

Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là đều là các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Họ chủ trương dùng phương pháp bạo động, tấn công vào các trại lính, phá nhà lao, gây ra những tổn thất đáng kể cho Pháp. 


Câu 17:

Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập vào tháng, năm nào? Ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án D

Từ năm 1919 - cuối năm 1924 là thời gian Nguyễn Ái Quốc ở Pháp và Liên Xô và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân Việt Nam. Ngay sau đó, Nguyễn Ái Quốc nhận thức được rằng cần phải truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về nước, đưa nó ăn sâu vào phong trào cách mạng Việt Nam, chuẩn bị mọi điều kiện tư tưởng , chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Vì vây, ngày 1/11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn và phát triển thành Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào tháng 6 - 1925.


Câu 18:

Cho các sự kiện

1. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

2. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

3. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian.

Xem đáp án

Đáp án B

1.Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp - năm 1920

2. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam - năm1919

3. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - năm 1925

Như vậy đáp án đúng là 2, 1, 3


Câu 19:

Điểm nào dưới đây không phải biểu hiện sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng ?

Xem đáp án

Đáp án B

Việt Nam Quốc dân Đảng có thành phần khá phức tạp bởi ngay sau khi ra đời, đảng đã chủ trương mở rộng cơ sở trong quần chúng nhân dân trên cả nước. Thành phần đảng chủ yếu bao gồm: Sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả, thân hào địa chủ, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.. Ngoài ra, gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng còn có thêm các nhóm nhân sĩ và trí thức yêu nước. Cơ sở tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo trong khi cơ sở quần chúng ít và hoạt động chủ yếu ở Bắc kì. Tất cả các điểm trên đã phản ánh sự non yếu của Đảng và là cơ sở để thực dân Pháp lợi dụng, chống phá và đàn áp.


Câu 20:

Năm 1925 Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Xét bối cảnh đất nước những năm giữa thập kỷ 20 thì dường như chủ nghĩa Mác Lenin vẫn còn quá mới mẻ với đại bộ phận dân chúng. Mặc dù NAQ đã tích cực truyền bá tư tưởng cứu nước đó vào trong nước thông qua sách báo, tài liệu nhưng những người tiếp thu được nó đa phần là những thanh niên yêu nước, tiến bộ trong nhận thức chứ chưa phải là đông đảo quần chúng lao động - những người hằng ngày phải làm việc quân quật trong các đồn điền, nhà máy của thực dân. Họ chưa có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác Lê-nin thông qua các hình thức đó.

Bởi vậy không thể thành lập một chính đảng vô sản, không thể làm CMVS khi mà người dân vẫn chưa hiểu gì về tư tưởng đó cả. Nhận thức được điều đó, NAQ đã quyết định chưa thành lập ngay 1 ĐCS mà thành lập hội VNCMTN.


Câu 21:

Ngoài quần chúng nhân dân, Việt Minh còn tranh thủ vận động những lực lượng nào tham gia xây dựng lực lượng chính trị?

Xem đáp án

Đáp án A

Ngoài quần chúng nhân dân, Đảng còn tăng cường công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp, những ngoại kiều ở Đông Dương đấu tranh chống phát xít.


Câu 22:

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Pháp, từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái và khủng hoảng, bắt đầu từ ngành

Xem đáp án

Đáp án C

Theo SGK Lịch sử 12 trang 90, từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái và khủng hoảng, bắt đầu từ ngành nông nghiệp. Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang.


Câu 23:

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là

Xem đáp án

Đáp án D

Trong khi ở châu Âu, quân Đức đang lăm le tấn công Liên Xô thì ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, Nhật cũng đẩy mạnh chính sách Đại Đông Á và đưa quân vào Đông Dương. Quân Pháp ở Đông Dương đã nhanh chóng dâng Đông Dương cho Nhật và câu kết với Nhật cùng cai trị khu vực này. Cho đến đầu những năm 1945, nguy cơ thất bại của phe phát xít đang đến gần, quân Pháp ở Đông Dương chỉ đợi thời cơ quân Đồng minh tiến vào là nổi dậy hất cẳng Nhật và giành lại quyền độc chiếm Đông Dương. Tuy nhiên, Nhật đã sớm biết âm mưu đó của Pháp nên đã nhanh tay hành động trước. Đêm 9 - 3 - 1945, Nhật nổ súng tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp, quân Pháp chống cự yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng. Như vậy, thực tế trên lãnh thổ Việt Nam lúc này chỉ còn một kẻ thù duy nhất là phát xít Nhật. Vì vậy, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã nhanh chóng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm chuẩn bị tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.


Câu 24:

Mâu thuẫn dân chủ cơ bản trong xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là

Xem đáp án

Đáp án C

Theo SGK Lịch sử 12 trang 91, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Trong đó, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn dân chủ cơ bản trong xã hội Việt Nam là giữa nông dân với địa chủ phong kiến.


Câu 25:

Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án D

Hàng loạt các cuộc đấu tranh của công nhân ở các nhà máy xi măng Hải Phòng, dệt Nam Định, hãng dầu Xôcôni, nhà máy sợi, dệt Nam Định, nhà máy xe lửa Dĩ An thực sự là những phát súng báo hiệu mở đầu cho một cao trào cách mạng mới bùng nổ ở nước ta trong những năm 1930 - 1931. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở Bắc Kì. Sang đến tháng 5, phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả nước và đạt tới đỉnh cao khi thành lập các chính quyền tự quản ở đồng bằng Nghệ - Tĩnh.


Câu 26:

Quá trình chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám kéo dài trong bao nhiêu năm? Bắt đầu từ thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Để giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm qua những thành công và thất bại, nhất là trong quá trình xây dựng các lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa thời kì vận giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Và mốc thời gian bắt đầu quá trình chuẩn bị này là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.


Câu 27:

Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9/1940 là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Theo SGK Lịch sử trang 106: Trước những thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã triệu tập từ ngày 6 đến ngày 9 – 11 – 1940 tại làng Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh). Hội nghị đã đề ra chủ trương trong tình hình mới: xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là đế quốc Pháp – Nhật. Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9/1940 là Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Nhật – Pháp.


Câu 28:

Trong đợt thứ 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã bắt sống được tướng Pháp nào ?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã đánh giá sai khả năng của đối phương và đều cho rằng Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả chiến bại. Sau 3 đợt phản công, ngày 7/5 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, ta đã bao vây và bắt sống toàn bộ Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm trong đó có Tướng Đờ-cát-tơ-ri. Đờ-cát xuất thân từ một gia đình danh giá ở Pháp theo binh nghiệp từ lâu. Trong Thế chiến thứ hai, ông đã bị bắt năm 1940 và đã trốn thoát trại tù binh của Đức năm 1941 và tham gia chiến đấu với lực lượng Đồng Minh ở Bắc Phi, Ý và Nam Pháp. Năm 1946, ông được phong hàm trung tá và đã được phái đến Đông Dương thuộc Pháp. Ông bị thương và được đưa về Pháp chữa trị và phục hồi trong một năm trước khi trở lại Việt Nam với hàm đại tá. Tháng 12 /1953, ông được giao nhiệm vụ phòng thủ ở Điện Biên Phủ và trong thời gian chiến dịch được thăng hàm thiếu tướng, là chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm. Sau một cuộc bao vây kéo dài 8 tuần trong trận Điện Biên Phủ, quân Việt Minh đã đánh bại quân Pháp và đồng minh vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Đờ-cát đã bị bắt giam làm tù binh trong 4 tháng trong lúc hiệp định đình chiến đang được các bên liên quan thương thảo ở Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ. Ông rời quân ngũ năm 1959.


Câu 29:

Trong những năm 1947-1948, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì để đối phó với âm mưu và hành động của thực dân Pháp?

Xem đáp án

Đáp án B

Sau thất bại ở Việt Bắc thu đông năm 1947, Pháp buộc phải từ bỏ chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" và chuyển sang đánh lâu lài với ta và ráo riết thực hiện chính sách "Dùng người Việt đánh người Việt", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Để chống lại chính sách kéo dài chiến tranh của Pháp, quân và dân ta đã tích cực phát động chiến tranh du kích rộng rãi ở các vùng tạm chiếm nhằm biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta. Đây là một cuộc đấu tranh tổng lực, một phương thức tiến công của chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích của Việt Nam. Tại đồng bằng, Việt Minh tổ chức các đội du kích hoạt động bán công khai, sống tại nhà, vừa làm ruộng vừa chiến đấu, thực hiện các hoạt động quấy rối quân Pháp. Các cán bộ Việt Minh vẫn đi lại tuyển quân, thu thuế trong vùng Pháp kiểm soát. Những vùng này vẫn tiếp tục là nơi cung cấp một số loại nhu yếu phẩm như thuốc men, lương thực, vải vóc... cho Việt Minh. Tại các chiến khu, Việt Minh củng cố căn cứ, tổ chức tự sản xuất lương thực và vũ khí để có thể tự tồn tại lâu dài.


Câu 30:

Đâu không phải sự kiện quốc tế có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1949 - 1950 ?

Xem đáp án

Đáp án C

Lịch sử thế giới những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm rất nhiều sự kiện chồng chéo và phức tạp khi Mĩ ra sức hoạt động chống phá phong trào cách mạng thế giới. Tuy nhiên, trái với mong muốn của Mĩ, hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển và lớn mạnh, cùng với sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trở thành một đối trọng với Mĩ. Cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp được sự hậu thuẫn của Mĩ bước sang những năm 50 của thế kỉ XX cũng vấp phải những khó khăn nhất định khi PTCMTG đã có tác động không nhỏ đến diễn tiến của cách mạng Việt Nam nhất là 3 sự kiện: từ tháng 1/1950, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tháng 6/1950, ủy ban Dân tộc giải phóng Campuchia được thành, Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Đây là những điều kiện thuận lợi để ta chủ động mở chiến dịch Biên giới đưa cuộc kháng chiến dần đi đến thắng lợi hoàn toàn. Cách mạng Cuba giành được thắng lợi vào năm 1959, vì vậy đây là đáp án chính xác của câu hỏi này.


Câu 31:

Tại sao ta không được phép công khai chống Tưởng ngay khi chúng kéo quân vào miền Bắc?

Xem đáp án

Đáp án D

Theo quyết định của hội nghị Pốtxđam về vấn đề Đông Dương, việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc. Như vậy, quân Tưởng là đại diện của lực lượng Đồng minh vào nước ta với nghĩa vụ là giải giáp quân đội Nhật. Ngay khi chúng mới kéo vào nước ta là đại diện cho quân Đồng minh, nếu ta chống lại quân Tưởng tức là chống lại quân Đồng minh. Vì vậy, thời gian này, chúng ta phải hết sức nhượng bộ chúng, không công khai chống quân Tưởng.


Câu 32:

Lý do khiến Đảng đưa ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là

Xem đáp án

Đáp án D

Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 - 1976.


Câu 33:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc là

Xem đáp án

Đáp án B

Theo SGK Lịch sử 12 trang 166, đối với miền Bắc, Đại hội khẳng định đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.


Câu 34:

Từ 1953 - 1957, nước ta đã tiến hành bao nhiêu đợt cải cách ruộng đất?

Xem đáp án

Đáp án B

Cải cách ruộng đất là cuộc cách mạng của nông dân ở nông thôn nhằm xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến - tàn dư của chế độ cũ nhằm giải phóng nông dân khỏi ách áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ. Công việc này đã được Đảng và chính phủ cho phép triển khai từ giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (7/1954) thì tiếp tục hoàn thành. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, cải cách ruộng đất trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân và dân miền Bắc nhằm chuẩn bị để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1956, về cơ bản chúng ta đã hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất với kết quả là chúng ta đã hoàn thành 5 đợt cải cách ruộng đất.


Câu 35:

Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính sách nào sau đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn được nâng lên thành "quốc sách"?

Xem đáp án

Đáp án C

"Ấp chiến lược" được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như xương sống của chiến tranh đặc biệt và nâng lên thành "quốc sách". Chúng coi việc lập "ấp chiến lược" như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền nam.


Câu 36:

Hình thức đấu tranh chống "Chiến tranh đặc biệt" được Bộ chính trị đề ra là

Xem đáp án

Đáp án B

Theo SGK Lịch sử 12 trang 170, dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam đẩy mạnh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, tiến công địch bằng cả ba mũi.


Câu 37:

Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân vào năm 1968, ta chủ trương mở một cuộc "tổng công kích, tổng khởi nghĩa " trên toàn miền Nam?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau thắng lợi ở Vạn Tường và nhất là hai cuộc phản công mùa khô 1965-1966, 1966 - 1967 đã tạo những điều kiện thuận lợi cho cách mạng tiếp tục tiến lên giành nhiều thắng lợi mới. Trên cơ sở đó, tại Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 12/1967) và Hội nghị toàn thể Ban chấp hành lần thứ 14 (1/1968) đi đến quyết định lịch sử " Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kì mới - thời kì giành thắng lợi quyết định...bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để tiến lên giành thắng lợi quyết định". Sở dĩ Đảng chủ trương như vậy vì năm 1968 là năm bầu cử Tổng thống Mĩ nên sẽ xuất hiện mâu thuẫn trong khi đó lúc này phong trào cách mạng thế giới và phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ đang dâng cao, thắng lợi vang dội ở hai mùa khô đã khiến ta hơi vội vàng khi đưa ra quyết định tổng công kích vào tết Mậu Thân năm 1968. Do đó, đáp án của câu hỏi phải là "Ta đang giành được những thắng lợi bước đầu trên bàn ngoại giao."


Câu 38:

Nội dung nào dưới đây là điểm mới của chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh so với các loại hình chiến tranh trước đó?

Xem đáp án

Đáp án D

Sự khác biệt rõ rệt nhất của Việt Nam hóa chiến tranh so với loại hình chiến tranh trước đó: Dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. Từ đó, tạo sự chia rẽ, ngăn cách Việt Nam với các nước XHCN.


Câu 39:

Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pari của chính quyền Sài Gòn là

Xem đáp án

Đáp án A

Sau khi Hiệp định Pari được kí kết, quân Mĩ rút về nước. Tuy nhiên, Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, tiếp tục viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn. Được sự chỉ huy và viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari. Chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ", liên tiếp mở những cuộc hành quân "bình định – lấn chiếm" vùng giải phóng của ta. Đây thực chất là hành động kéo dài chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Nich xơn.


Câu 40:

Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được đề ra từ Hội nghị nào của Đảng?

Xem đáp án

Đáp án D

Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc - "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt nam là một" - Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.


Bắt đầu thi ngay