IMG-LOGO

Đề thi thử 2019 - Đề số 14

  • 2214 lượt thi

  • 41 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đêm ngày 25 – 10 – 1917 ở nước Nga diễn ra sự kiện lịch sử gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Theo SGK Lịch sử 12 trang 50: Cuộc khởi nghĩa bắt đầu đêm 24 – 10. Các đội cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô. Đêm 25 – 10, quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông. Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt. Ngày 25 – 12 trở thành ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.


Câu 2:

Vì sao Mĩ không thể xác lập trật tự thế giới "đơn cực"?

Xem đáp án

Đáp án A

Theo SGK Lịch sử 12 trang 50: Cuộc khởi nghĩa bắt đầu đêm 24 – 10. Các đội cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô. Đêm 25 – 10, quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông. Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt. Ngày 25 – 12 trở thành ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.


Câu 3:

Tại sao các nhà lãnh đạo Liên Xô lại ngồi im không chịu cải cách trước cuộc khủng hoảng năm 1973?

Xem đáp án

Đáp án A

Theo SGK Lịch sử 12 trang 50: Cuộc khởi nghĩa bắt đầu đêm 24 – 10. Các đội cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô. Đêm 25 – 10, quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông. Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt. Ngày 25 – 12 trở thành ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười.


Câu 4:

Sau khi bị thất bại trong cuộc nội chiến,Tưởng Giới Thạch đã chạy ra khu vực nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật, Đài Loan được chuyển sang cho Nhật quản lí. Khi Nhật Bản bại trận trong thế chiến hai, đồng minh Anh và Mĩ đã trao trả vùng đất này cho Tưởng Giới Thạch quản lí. Từ tháng 7/1946, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc tấn công quân sự quy mô lớn vào hầu hết các khu giải phóng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Quân giải phóng Trung Quốc, sau một năm thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, chuyển sang phản công. Do đó, khi bị bại trận vào cuối năm 1949 Tưởng Giới Thạch đã bỏ chạy ra Đài Loan và tiếp tục giữ chức vụ "tổng thống" ở Đài Loan cho đến khi chết (1975).


Câu 5:

Từ năm 1947, các chiến khu Lào dần dần được thành lập ở các vùng nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ năm 1947, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Lào ngày càng phát triển, lực lượng cách mạng ngày càng trưởng thành. Sự phát triển của cách mạng Lào không chỉ biểu hiện ở việc tăng nhanh về số lượng quân mà còn thể hiện ở việc ra đời các chiến khu cách mạng ở Tây Lào, Thượng Lào, Đông Bắc Lào.


Câu 6:

Cuộc khởi nghĩa của hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bombay diễn ra vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong những năm 1945 - 1947, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng lên mạnh mẽ. Ngay từ năm 1946, tại đây đã xảy ra liên tiếp các cuộc bãi công mà điển hình là cuộc bãi công của hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bombay vào ngày 19 -2 -1946. Cuộc bãi công này đã hạ cờ Anh và biểu tình chống đế quốc Anh, đòi mục tiêu cao nhất là thực hiện độc lập dân tộc. Cuộc biểu tình này đã mở ra thời kì bùng nổ hàng loạt các cuộc bãi công ở Ấn Độ vào thời gian sau.


Câu 7:

Kẻ thù chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là

Xem đáp án

Đáp án D

Giai đoạn 1954 – 1975 ở cả Việt Nam và Lào đều diễn ra cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nhân dân hai nước đã sát cánh cùng nhau trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung là đế quốc Mĩ. Như vậy, kẻ thù chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là đế quốc Mĩ.


Câu 8:

Sự liên kết đầu tiên giữa một số nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án C

Tổ chức liên kết đầu tiên của các nước Tây Âu là "Cộng đồng than - thép châu Âu". Tổ chức này được thành lập ngày 18 - 4 - 1951 gốm sáu nước Tây Âu là: Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Lúcxămbua).


Câu 9:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ là 

Xem đáp án

Đáp án B

Theo SGK Lịch sử 12, Cộng hòa Liên bang Đức (chính thức thành lập tháng 9 - 1949) đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ.


Câu 10:

Định ước Henxinki được kí kết trong thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Cho đến những năm 70, chiến tranh lạnh đã gây ra những tổn thất nặng nề cho cả hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, nhân loại phai bao phen kinh hoàng vì nguy cơ bùng phát của cuộc chiến tranh hủy diệt. Đến lúc này, những nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước mới nhìn lại gần 3 thập kỉ tranh đấu và xuy xét lại những hậu quả của cuộc chiến tranh. Mở đầu bằng hiệp định về những cơ sở của quan hệ Đông Đức và Tây Đức sau đó là các hiệp ước cắt giảm vũ khí giảm nhịp độ chiến tranh, hai nhà lãnh đạo hai nước đã có những cuộc gặp gỡ cấp cao để bàn về vấn đề này. Đầu tháng 8 -1975, một sự kiện nổi bật trong quá trình hòa hoãn Đông - Tây đã được diễn ra đó là việc kí kết Định ước Henxinki tại Hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng trong mối quan hệ quốc tế bởi nó mở ra một cơ chế để duy trì hòa bình an ninh châu Âu - trung tâm của chiến tranh lạnh và đối đầu Đông Tây cũng như tìm kiếm giải pháp cho hòa bình và các tranh chấp xung đột. Định ước Henxinki là một trong những khởi đầu để đi đến kết thúc chiến tranh lạnh.


Câu 11:

Sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

Đáp án B

Theo SGK Lịch sử 12, sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12 - 3 - 1947. Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.


Câu 12:

Tình hình thế giới những năm sau Chiến tranh lạnh đã đặt Việt Nam trong tình thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau Chiến tranh lạnh, tình hình thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp: Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự mới lại đang trong quá trình hình thành, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào phát triển kinh tế; sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới một cực do Mĩ làm bá chủ; Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực, tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột đẫm máu kéo dài. Với những xu thế đó, Việt Nam và các quốc gia trên thế giới nói chung đứng trước những thời cơ phát triển đất nước nhưng cũng phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu, nguy cơ khủng bố, diễn biến hòa bình. Vì vậy, Việt Nam cần nắm bắt thời cơ và đẩy lùi thách thức.


Câu 13:

Vào giữa những năm 70 của thế kỉ XIX, điều kiện nào đã thúc đẩy tư bản Pháp xúc tiến nhanh quá trình xâm lược Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận được đặt ra ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.


Câu 14:

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương 

Xem đáp án

Đáp án A

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.


Câu 15:

Hãy chỉ ra địa danh xuất phát của Nguyễn Ái Quốc khi bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước?

Xem đáp án

Đáp án D

Ngày 5 - 6 - 1911, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước.


Câu 16:

Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là

Xem đáp án

Đáp án A

Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là đều là các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Họ chủ trương dùng phương pháp bạo động, tấn công vào các trại lính, phá nhà lao, gây ra những tổn thất đáng kể cho Pháp.


Câu 17:

Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu là những người đứng đầu của tổ chức nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Đảng lập hiến do một số địa chủ lớn và tư sản ở Nam kì đứng ra thành lập mà tiêu biểu là Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phan Long. Bùi Quang Chiêu xuất thân từ gia đình nhà nho nhưng hoàn toàn theo tây học. Năm 21 tuổi (năm 1893) ông đi du học sang Algérie rồi sang Pháp học ở trường kỹ sư canh nông Institut National Agronomique. Sau khi du học trở về, ông làm công chức cho chính quyền thuộc địa Pháp với cương vị kỹ sư nông nghiệp. Nguyễn Phan Long (1889–1960) là một nhà báo, nhà hoạt động chính trị Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.Tuy có thời gian mở trường dạy học, nhưng hầu hết cuộc đời ông gắn liền với nghề báo. Ông từng làm chủ nhiệm các tờ: Diễn đàn Đông Dương, Tiếng dội Việt Nam. Ông từng tham gia sáng lập và hoạt động trong Đảng Lập hiến cùng với Bùi Quang Chiêu.


Câu 18:

Sự kiện nào dưới đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 - 1924?

Xem đáp án

Đáp án C

Tháng 6 - 1923, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành. Sau đó, Người ở lại Liên Xô một thời gian, vừa làm việc, vừa nghiên cứu học tập. Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa; về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa. Sự kiện gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923 – 1924 là việc tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.


Câu 19:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, lĩnh vực nào không được Pháp chú trọng đầu tư ?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, Pháp chú trọng đầu tư vào các ngành như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, ngoại thương và giao thông vận tải. Công nghiệp nặng là ngành cần vốn đầu tư nhiều, thu lãi chậm, và là những ngành phục vụ cho phát triển lâu dài. Vì vậy, Pháp sẽ không đầu tư phát triển công nghiệp nặng ở nước thuộc địa.


Câu 20:

Con đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc lựa chọn khác với các bậc tiền bối. Đó là con đường

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Pháp để lật đổ chế độ phong kiến là con đường cứu nước mà Phan Châu Trinh lựa chọn. Dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp là con đường cứu nước mà Phan Bội Châu đã thực hiện. Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản là quá trình chuyển biến trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Con đường mà Người lựa chọn là cách mạng vô sản.


Câu 21:

Chiều ngày 16-8-1945, theo lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng địa phương nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Ngày 13 - 8 - 1945, được tin Nhật hoàng kí văn kiện đầu hàng đồng minh không điều kiện, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Trong ngày hôm đó, Ủy ban lâm thời khu giải phóng công bố mệnh lệnh khởi nghĩa và ra quân lệnh số 1"Giờ tổng khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một cho quân, dân Việt Nam cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà..."Ngay sau Quốc dân đại hội Tân Trào(16 -8 - 1945), chiều hôm đó, một bộ phận của Đội Việt Nam giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy làm lễ xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.


Câu 22:

Mục tiêu đấu tranh của công nhân trong giai đoạn cách mạng 1930 - 1931 là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Từ tháng 2 đến tháng 4 - 1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện đời sống: công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế... bên cạnh đó cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính trị như "Đả đảo chủ nghĩa đế quốc ! Đả đảo phong kiến!" "Thả tù chính trị!"


Câu 23:

Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta ở miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945?

Xem đáp án

Đáp án C

Từ năm 1940, quân Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đã nhanh chóng dâng Đông Dương cho Nhật đồng thời câu kết với Nhật cùng cai trị nhân dân ta. Với những chính sách cai trị hà khắc của đế quốc, phát xít Nhật và Pháp như: Thực dân Pháp bắt nhân dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy, phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, phá cây hoa màu để trồng đay, thầu dầu, ngăn chặn không cho vận chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc đả đảy nhân dân Đông Dương cùng một lúc phải chịu hai tầng áp bức bóc lột và đó là nhưng nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta ở miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945


Câu 24:

Phản ứng của quân Pháp trước hành động đảo chính của Nhật là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Ngày 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp. Quân Pháp chống cự yếu ớt ở một vài nơi rồi mau chóng đầu hàng. Sau hất cảng Pháp, phát xít Nhật tuyên bố "giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập" Chúng dựng lên chính phủ Trần Trọng Kim và đưa Bảo Đại lên làm Quốc trưởng.


Câu 25:

Bản chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa" là của

Xem đáp án

Đáp án B

Trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kì tiền khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền). Đồng thời để thúc đẩy quá trình chuẩn bi tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tổng bộ Việt Minh đã ra bản chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa" và kêu gọi nhân dân "Sắm vũ khí đuổi thù chung".

 


Câu 26:

Mục tiêu đấu tranh trong phong trào cách mạng 1930 -1931 là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 là phong trào thử nghiệm cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, trong cương lĩnh đã nêu rõ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là chống đế quốc và chống phong kiến. Nhiệm vụ chiến lược đó được đề ra để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.


Câu 27:

“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”. Đoạn văn trên được Nguyễn Ái Quốc trình bày lúc nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong thời kỳ 1940-1945, Đảng nhận thức đầy đủ hơn và chỉ đạo kết hợp một cách khéo léo giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, coi nhiệm vụ chống đế quốc là chủ yếu nhất, nhiệm vụ chống phong kiến phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc và được rải ra thực hiện từng bước. Trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII, Nguyễn Ái Quốc đã nói rằng: "trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi bộ phận của giai cấp đến vạn nǎm cũng không đòi lại được". Trong giai đoạn hiện tại nếu không đánh đuổi được Nhật - Pháp thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp ngựa trâu muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không làm sao giải quyết được"


Câu 28:

Sách lược ngoại giao của chính phủ Việt Nam đối với bọn Việt Quốc, Việt Cách trong giai đoạn này là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Đối với bọn Trung Hoa Dân quốc, ta thực hiện chính sách ngoại giao nhượng bộ có nguyên tắc. Đối với tổ chức phản cách mạng, tay sai của Trung Hoa Dân quốc (Việt Quốc, Việt Cách) chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng, kiên quyết vách trần âm mưu và những hành động chia rẽ, phá hoại của chúng. Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì trừng trị theo pháp luật. Chính phủ còn ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng.


Câu 29:

Nội dung nào sau đây không nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi?

Xem đáp án

Đáp án B

Tháng 12 - 1950, chính phủ Pháp cử đại tướng Đờ lát đờ tát xi nhi sang làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm chức Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Đờ lát đề ra một kế hoạch mới, bao gồm 4 điểm chính:

1. Gấp rút tập trung quân Âu - Phi xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh và ra sức phát triển Ngụy quân.

2. Lập tuyến phòng thủ "Boong ke" (công sự bằng xi măng cốt sắt) và một "Vành đai trắng" bao quanh trung du và đồng bằng Bắc bộ.

3. Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định cho được vùng tạm chiếm.

4. Đánh phá ác liệt căn cứ và hậu phương ta, chuẩn bị tiến quân ra vùng tự do để gây thành thế và giành lại quyền chủ động chiến lược.


Câu 30:

Trong kháng chiến chống Pháp (1951-1953) để xây dựng hậu phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây do Đảng phát động đã mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong chiến tranh, một hậu phương vững chắc cho phép giải quyết vấn đề nhân lực, tiếp tế hậu cần, nguồn động viên chiến đấu cho quân đội, đồng thời đẩy mạnh được sản xuất, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chung của toàn dân. Nhận thức được tầm quan trọng của hậu phương trong kháng chiến nên ngay từ những ngày đầu Đảng đã rất quan tâm bồi dưỡng sức dân, để nhân dân yên tâm phấn khởi sản xuất đảm bảo "thực túc binh cường", "ăn no đánh thắng". Trong các chính sách bồi dưỡng sức dân của Đảng, việc ban hành sắc lệnh về thuế nông nghiệp đã ban hành lợi ích cho nhân dân trực tiếp và cụ thể nhất mà lại huy động được sự đóng góp của nhân dân cho cuộc kháng chiến.


Câu 31:

Có bao nhiêu bộ đội và dân công tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ?

Xem đáp án

Đáp án A

Ngay sau cuộc tiến công chiến lược trong Đông xuân 1953-1954, lực lượng quân cơ động của Pháp từ Đồng bằng Bắc bộ đã bị phân tán ra thành 5 hướng trong đó Điện Biên Phủ ngẫu nhiên trở thành nơi tập trung binh lực lớn thứ hai của Pháp sau Đồng bằng Bắc bộ. Nhận biết được điều đó, cả ta và Pháp đều quyết tâm chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong năm 1954. Pháp nhận thấy với vị thế của Điện Biên Phủ, Việt Minh không thể vận chuyển lương thực và vũ khí trong đó Pháp hoàn toàn có thể khắc phục bằng đường hàng không. Như thế tức là Điện Biên Phủ ngẫu nhiên trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Na-va vì vậy Pháp đã rót tiền của vào đây nhằm thu hút lực lượng của ta vào đây để tiêu diệt, kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Tuy nhiên, Pháp đã nhầm khi đánh giá thấp Việt Minh cũng như sức chiến đấu và ý chí của quân và dân Việt Nam. Chỉ trong vòng vài tháng trước khi nổ ra chiến dịch, mọi công tác chuẩn bị đều được tiến hành khẩn trương đảm bảo cho chiến dịch toàn thắng cả về vũ khí, nhân lực, hậu cần. Tham gia chiến dịch có khoảng 55000 quân và 261464 dân công.


Câu 32:

Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 33:

Thực hiện chủ trương của Trung ương, trong hơn 2 năm (1954 – 1956) miền Bắc nước ta đã tiến hành

Xem đáp án

Đáp án C

Sau Cách mạng tháng Tám, tình hình nước ta gắp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng ngoại xâm và nội phản. Để tránh tình trạng phải cùng lúc đối đầu với nhiều kẻ thù trong khi lực lượng của ta lúc bấy giờ còn yếu nên trong cuộc đấu tranh ngoại giao với kẻ thù Đảng đã thực hiện những chủ trương tương đối mềm dẻo, sẵn sàng nhân nhượng cho kẻ thù để kéo dài thời gian hòa bình. Tuy nhiên, khi những đòi hỏi của chúng vượt quá nguyên tắc của ta thì ta vẫn cương quyết đấu tranh. Sự mềm dẻo nhưng vẫn cương quyết trong đấu tranh đã giúp ta đạt được mục đích kéo dài thời gian hòa bình để xây dựng lực lượng. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay bài học mềm dẻo nhưng cương quyết đấu tranh vẫn còn nguyên giá trị, chúng ta đấu tranh ngoại giao mềm dẻo, tuân thủ những quy ước quốc tế. Tuy nhiên nếu những thế lực thù địch cố tình vi phạm chủ quyền chúng ta vẫn cương quyết đáp trả.


Câu 34:

Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính sách nào sau đây của Mĩ và chính quyền Sài Gòn được nâng lên thành "quốc sách"?

Xem đáp án

Đáp án D

Theo SGK Lịch sử 12 trang 159: Thực hiện chủ trương của Trung ương, trong hơn 2 năm (1954 – 1956) miền Bắc nước ta đã tiến hành 6 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất ở 3 314 xã thuộc 22 tỉnh đồng bằng và trung du. Khẩu hiệu "người cày có ruộng" đã trở thành hiện thực.


Câu 35:

Nội dung nào dưới đây không phải lí do để Đảng và Chính phủ quyết định "Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất"?

A. Tiến tới xây dựng chính quyền do nông dân làm chủ sau cải cách ruộng đất.

Xem đáp án

Đáp án A

"Ấp chiến lược" được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như xương sống của chiến tranh đặc biệt và nâng lên thành "quốc sách". Chúng coi việc lập "ấp chiến lược" như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền nam.


Câu 36:

Sau khi thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ chuyển sang chiến lược chiến tranh nào ?

Xem đáp án

Đáp án B

Theo SGK Lịch sử 12 trang 158, căn cứ vào hoàn cảnh thực tế ở miền Bắc và yêu cầu về quyền lợi kinh tế, chính trị của nông dân, củng cố khối liên minh công – nông, mở rông hơn nữa mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng và Chính phủ quyết định "Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất". Dù trong hoàn cảnh nào, chính quyền ta là chính quyền công – nông – binh nên không thể xây dựng chính quyền do nông dân làm chủ.


Câu 37:

Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân vào năm 1968, ta chủ trương mở một cuộc "tổng công kích, tổng khởi nghĩa " trên toàn miền Nam?

Xem đáp án

Đáp án C

Theo SGK Lịch sử 12 trang 173, sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.


Câu 38:

Đâu là điểm hơn hẳn của Hiệp định Pa-ri so với Hiệp định Giơ-ne-vơ?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau thắng lợi ở Vạn Tường và nhất là hai cuộc phản công mùa khô 1965-1966, 1966 - 1967 đã tạo những điều kiện thuận lợi cho cách mạng tiếp tục tiến lên giành nhiều thắng lợi mới. Trên cơ sở đó, tại Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 12/1967) và Hội nghị toàn thể Ban chấp hành lần thứ 14 (1/1968) đi đến quyết định lịch sử " Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kì mới - thời kì giành thắng lợi quyết định...bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để tiến lên giành thắng lợi quyết định". Sở dĩ Đảng chủ trương như vậy vì năm 1968 là năm bầu cử Tổng thống Mĩ nên sẽ xuất hiện mâu thuẫn trong khi đó lúc này phong trào cách mạng thế giới và phong trào phản chiến của nhân dân Mĩ đang dâng cao, thắng lợi vang dội ở hai mùa khô đã khiến ta hơi vội vàng khi đưa ra quyết định tổng công kích vào tết Mậu Thân năm 1968. Do đó, đáp án của câu hỏi phải là "Ta đang giành được những thắng lợi bước đầu trên bàn ngoại giao."


Câu 39:

Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là

Xem đáp án

Đáp án A

Nếu như trong Hiệp định Giơnevơ, các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Tuy nhiên, Mĩ chỉ cam kết tôn trọng Hiệp định mà không chịu sự ràng buộc của Hiệp định, đây là cơ sở để Mĩ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Đến Hiệp định Pari, Mĩ buộc phải "cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam". Như vậy, điểm hơn hẳn của Hiệp định Pari là lần đầu tiên ta đã buộc Hoa Kì phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.


Câu 40:

Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về chính trị?

Xem đáp án

Đáp án D

Cuộc kháng chiến trải qua 5 giai đoạn chiến lược: Giai đoạn 1 (7/1954 – 12/1960): Thời kỳ giữ gìn lực lượng chuyển sang khởi nghĩa từng phần - phong trào Đồng Khởi. Giai đoạn 2 (1/1961 – 6/1965): Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ. Giai đoạn 3 (7 /1965 – 12/1968): Phát triển thế tiến công chiến lược, đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần 1 (7/2/1965 – 1/11/1968) của Mỹ ở miền Bắc. Giai đoạn 4 (1/1969 – 1/1973): Đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh và chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ ở miền Bắc, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris 1973 về Việt Nam. Giai đoạn 5 (12/1973 – 30/4/1975): tạo thế, tạo lực và thực hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam kết thúc thắng lợi cuộc Kháng chiến chống Mỹ. Tổng kết 5 giai đoạn ta có thể thấy: nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.


Câu 41:

Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về chính trị?

Xem đáp án

Đáp án D

Cuộc kháng chiến trải qua 5 giai đoạn chiến lược: Giai đoạn 1 (7/1954 – 12/1960): Thời kỳ giữ gìn lực lượng chuyển sang khởi nghĩa từng phần - phong trào Đồng Khởi. Giai đoạn 2 (1/1961 – 6/1965): Cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ. Giai đoạn 3 (7 /1965 – 12/1968): Phát triển thế tiến công chiến lược, đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần 1 (7/2/1965 – 1/11/1968) của Mỹ ở miền Bắc. Giai đoạn 4 (1/1969 – 1/1973): Đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh và chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ ở miền Bắc, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris 1973 về Việt Nam. Giai đoạn 5 (12/1973 – 30/4/1975): tạo thế, tạo lực và thực hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam kết thúc thắng lợi cuộc Kháng chiến chống Mỹ. Tổng kết 5 giai đoạn ta có thể thấy: nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy.


Bắt đầu thi ngay