20 đề ôn luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử cực hay có đáp án
Đề thi thử 2019 - Đề số 12
-
3062 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nước Nga hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế vào thời gian nào?
Đáp án B
Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ, nước Nga bước vào thời kì xây dựng chế độ mới. Tuy nhiên, chính quyền Xô viết non trẻ mới thành lập lại bị bao vây của liên minh 14 nước đế quốc câu kết với bọn nội phản đã đẩy nhân dân Nga vào một thời kì đen tối, hòa bình đất nước bị đe dọa, đất nước ở trong tình thế " ngàn cân treo sợi tóc". Từ năm 1918 đến năm 1920 là thời gian nhân dân Liên Xô phải tập trung chống lại sự tấn công của các nước đế quốc bảo vệ chính quyền vừa mới giành được. Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, từ năm 1921 đến năm 1925, Liên xô bước vào công cuộc khôi phục kinh tế, tạo những tiền đề căn bản để tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1925, công cuộc khôi phục kinh tế đã hoàn thành.
Câu 2:
Vì sao Mĩ không thể xác lập trật tự thế giới "đơn cực"?
Đáp án C
Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ, nước Nga bước vào thời kì xây dựng chế độ mới. Tuy nhiên, chính quyền Xô viết non trẻ mới thành lập lại bị bao vây của liên minh 14 nước đế quốc câu kết với bọn nội phản đã đẩy nhân dân Nga vào một thời kì đen tối, hòa bình đất nước bị đe dọa, đất nước ở trong tình thế " ngàn cân treo sợi tóc". Từ năm 1918 đến năm 1920 là thời gian nhân dân Liên Xô phải tập trung chống lại sự tấn công của các nước đế quốc bảo vệ chính quyền vừa mới giành được. Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, từ năm 1921 đến năm 1925, Liên xô bước vào công cuộc khôi phục kinh tế, tạo những tiền đề căn bản để tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến năm 1925, công cuộc khôi phục kinh tế đã hoàn thành.
Câu 3:
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu gì thể hiện sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu trong việc thực hiện "chiến tranh lạnh"?
Đáp án A
Đến đầu những năm 70, với những thành công nổi bật trong lĩnh vực kinh tế và khoa học kĩ thuật Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng với Mĩ và Tây Âu. Sự kiện ngày 29/8/1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử lần đầu tiên tại Semipalatinsk đã làm chấn động nước Mỹ và các nước tư bản Tây Âu, cùng với các thành tựu khác về khoa học - kĩ thuật đã chấm dứt vị trí độc tôn về vũ khí hạt nhân của Washington. Nếu như trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thường tự hào về sức mạnh hạt nhân của mình thì đến năm 1949, mộng bá quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ đã bị phá vỡ.
Câu 4:
Các nước Đông Bắc Á bao gồm:
Đáp án A
Đông bắc Á là một khu vực của châu Á có thể được định nghĩa theo các thuật ngữ địa lý hay văn hóa. Về mặt địa lý, nó bao gồm các nước ở phía Đông bắc của châu Á. Về mặt văn hóa, nó bao gồm các cộng đồng chịu một phần của ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa từ rất nhiều thế kỉ trước, nhất là các ảnh hưởng của cổ văn Trung Quốc (chữ Nho truyền thống) , hoặc Khổng giáo và Tân Khổng giáo, Phật giáo Đại thừa, Lão giáo. Về địa lí khu vực này bao gồm : Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc.
Câu 5:
Hiệp định đình chiến giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên được kí kết tại đâu?
Đáp án C
Tháng 6 - 1950 cuộc chiến tranh giữa hai miền bùng nổ, kéo dài đến tháng 7 - 1953. Hai bên kí hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm, vĩ tuyến 38 vẫn được coi là ranh giới giữa hai nhà nước trên bán đảo.
Câu 6:
Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án B
Sau chiến tranh thế giới hai, với những ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân sau " bằng việc xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Điển hình là việc thiết lập nên chế độ độc tài Batixta ở Cu Ba. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh – các nước Mĩ latinh thấy ở cách mạng Cuba tấm gương sáng về một dân tộc dù bé nhỏ nhưng vẫn có thể đánh thắng một đế quốc đầu sỏ nằm ngay sát cạnh để giải phóng dân tộc, về những phương thức đấu tranh cách mạng để đánh đổ kẻ thù v.v… Cũng từ đó, cơn bão tạp cách mạng (mà hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang) đã bùng nổ ở Mĩ latinh và khu vực Mĩ latinh trở thành “lục địa bùng cháy”.
Câu 7:
Chiến lược kinh tế hướng ngoại của các nước sáng lập ASEAN có hạn chế gì sau đây?
Đáp án B
Đặc điểm của chiến lược kinh tế hướng ngoại mà nhóm các nước sáng lập ASEAN thực hiện là tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương. Tuy chiến lược này đã làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước có những biến đổi to lớn nhưng nó vẫn có hạn chế. Vì nền kinh tế chủ yếu dựa vào thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài nên sẽ bị phụ thuộc về vốn vào các nhà đầu tư nước ngoài, sản xuất hàng hóa chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài nên sẽ bị phụ thuộc vào nước ngoài về thị trường xuất khẩu. Đây chính là hạn chế lớn nhất của chiến lược kinh tế hướng ngoại.
Câu 8:
Nhân vật nào của nước Mĩ đã đề ra kế hoạch góp phần giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án D
Kế hoạch Mácsan do Ngoại trưởng Mĩ Mácsan đề ra (6/1947), với kế hoạch này Mĩ giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau chiến tranh, đồng thời cũng nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
Câu 9:
Yếu tố nào đóng vai trò quyết định đưa Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1952 -1973?
Đáp án C
Trong giai đoạn 1952 - 1973, Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ) là do một số yếu tố sau: 1. Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu, con người Nhật Bản có truyền thống tự lực, tự cường và vượt lên mọi khó khăn, đây chính là yếu tố quyết định hàng đầu; 2. Vai trò lãnh đạo, quản lí hiệu quả của Nhà nước; 3. Các công ti Nhật Bản năng động có tầm nhìn xa , quản lí tốt; 4. Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành; 5. Chi phí cho quân sự thấp; 6. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
Câu 10:
Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Thế chiến thứ hai?
Đáp án D
Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
Câu 11:
Đặc điểm của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thứ giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
Đáp án A
Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột. Chiến tranh lạnh đã diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa - tư tưởng v.v. ngoại trừ sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới, nhưng trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông….
Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột.
Câu 12:
Tại sao Chiến tranh lạnh chấm dứt lại mở ra chiều hướng mới để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp và xung đột?
Đáp án A
Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực vì xu thế hòa bình ngày càng được củng cố trong các mối quan hệ quốc tế. Sau hơn bốn thập kỉ cuối thế kỉ XX diễn ra chiến tranh lạnh đã dẫn đến thiệt hại về người và của đối với các nước trên thế giới. Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào phát triển kinh tế.
Câu 13:
Tại sao nền sản xuất và thương mại của nước ta trong giai đoạn này lại kém phát triển?
Đáp án A
Công thương nghiệp bị đình đốn; xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Câu 14:
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương
Đáp án A
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây không phải chính sách mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Đáp án C
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân Việt Nam phải đóng nhiều thứ thuế, mua công trái... Trong 4 năm chiến tranh, chính quyền thuộc địa đã thu được trên 184 triệu phrăng tiền công trái và gần 14 triệu phrăng tiền quyên góp; ngoài ra, hàng trăm tấn lương thực và nông lâm sản các loại, hàng vạn tấn kim loại cần thiết cho chế tạo vũ khí được đưa sang Pháp. Tuy nhiên, để giải quyết khó khăn trong việc nhập khẩu hàng hóa vào Đông Dương, Pháp đã nới lỏng độc quyền, cho tư bản Việt Nam được kinh doanh tự do. Như vậy, đáp án là siết chặt độc quyền các ngành công nghiệp.
Câu 16:
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là
Đáp án A
Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là đều là các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Họ chủ trương dùng phương pháp bạo động, tấn công vào các trại lính, phá nhà lao, gây ra những tổn thất đáng kể cho Pháp.
Câu 17:
Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 gây ra cho xã hội Việt Nam là
Đáp án C
Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 gây ra cho xã hội Việt Nam là: Đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ: nhà máy bị đóng cửa, công nhân không có việc làm hoặc có việc làm thì lương rất thấp; sản xuất nông nghiệp sa sút do xuất khẩu lúa gạo bị đình trệ, nông dân bị bần cùng hoá...; đời sống của tư sản, tiểu tư sản bấp bênh,...
Câu 18:
Tư bản Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào dưới đây?
Đáp án A
– Sau chiến tranh TG1, Pháp tuy thắng trận, nhưng phải chịu nhiều tổn thất về kinh tế-tài chính. Chiến tranh phá huỷ nhiều nhà máy, đường sá, cầu cống, làng mạc của Pháp; nhiều ngành sản xuất công nghiệp bị đình trệ; thương mại giảm sút; nước Pháp trở thành con nợ lớn.
– Trong hoàn cảnh trên, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế, chính phủ Pháp một mặt ra sức khôi phục kinh tế trong nước, một mặt tăng cường đầu tư, khai thác thuộc địa, trước hết và chủ yếu tại Đông Dương và châu Phi.
– Về thời gian, đợt khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp chính thức được triển khai từ sau Đại chiến TG1 và kéo dài đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế TG 1929-1933, tức là trong khoảng 10 năm.
Câu 19:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, ngoại thương có phát triển hơn giai đoạn trước là do
Đáp án D
Trong thời gian Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, có 3 nước thường xuyên trao đổi hàng hóa với Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp. Vì Pháp là "mẫu quốc" của Việt Nam nên đã thi hành chính sách thuế khóa nặng nề với hàng của Trung Quốc, Nhật bản, giảm thuế với hàng Pháp. Mục đích của hành động này là làm cho hàng Nhật và Trung Quốc không bán được, thị trường Đông Dương tràn ngập hàng Pháp, điều này gián tiếp làm cho ngoại thương có sự phát triển hơn giai đoạn trước. Như vậy, đáp án là Pháp dựng lên hàng rào thuế quan, đánh thuế mạnh vào hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Dương chủ yếu là hàng của Pháp.
Câu 20:
Lí luận giải phóng dân tộc mà các hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được trang bị lúc đầu là
Đáp án D
Báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra, đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh gốm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp tập huấn tại Quảng Châu được xuất bản. Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận giải phóng dân tộc cho các cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Câu 21:
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936 diễn ra ở đâu?
Đáp án A
Tháng 7 - 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Câu 22:
Chiến thắng đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là
Đáp án B
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22 - 12 - 1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám thuộc huyện Nguyên Bình - Cao Bằng. Quân số ban đầu gồm 34 người (có 3 nữ), chia thành 3 tiểu đội, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, đồng chí Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng( Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến. Với vũ khí ban đầu có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp nhưng ngay sau khi thành lập đội đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng). Sau 2 trận này, quân số tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, còn Xích Thắng làm chính trị viên.
Câu 23:
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là
Đáp án D
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh : chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
Câu 24:
Sau khi quân Nhật vào Đông Dương, sự bóc lột dã man của Nhật - Pháp với nhân dân ta dẫn tới mâu thuẫn gì?
Đáp án C
Nhật vào Đông Dương, Pháp câu kết với Nhật cùng cai trị nhân dân Đông Dương đã đẩy nhân dân Đông Dương vào cảnh "một cổ hai tròng". Cách mạng Việt Nam lúc này phải đối đầu với hai kẻ thù đế quốc - phát xít Nhật - Pháp. Sự áp bức bóc lột dã man của Nhật - Pháp từ những năm 1940 trở đi đã dẫn đến mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật - Pháp sâu sắc.
Câu 25:
"Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng Trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát tiến quân ca lần đầu tiên vang lên". Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở:
Đáp án B
Quảng Trường Nhà hát lớn là một địa danh nổi tiếng ở Hà Nội tọa lạc trên Quảng trường Cách Mạng Tháng 8, ở ngã 6 của đường Tràng Tiền, Phan Chu Trinh và Lý Thái Tổ-Lê Thánh Tông gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng lịch sử Việt Nam, được xây dựng từ 1901 đến 1911. Ngày 17 - 8 đã diễn ra cuộc mít tinh của Tổng hội công chức chính quyền Trần Trọng Kim tại quảng trường Nhà hát Lớn thành phố để ủng hộ chính phủ thu hồi chủ quyền, Ủy ban khởi nghĩa quyết định biến cuộc mít tinh ấy thành cuộc mít tinh của quần chúng ủng hộ cách mạng. Hàng vạn người đứng đầy đường Paulbert, người đi xem rất đông, trên bao lơn nhà hát lớn, cờ quẻ ly được kéo lên, mọi người hát vang bài Tiếng Gọi Thanh Niên, họ hô to Việt Nam độc lập muôn năm, nhưng sau đó đã biến thành cuộc tuần hành thị uy của quần chúng cách mạng do Việt Minh điều khiển. Nhiều lính bảo an cũng khoát súng đi theo. Sau cuộc biểu tình Việt Minh phân phát cờ đỏ cho dân chúng để đón quân giải phóng sắp ở chiến khu về. Hàng trăm, hàng ngàn người vào Bắc bộ phủ hô đả đảo phát xít, hoan hô giải phóng, hô hào dân chúng đi chiếm các công sở. Sáng ngày 19-8-1945, cả thủ đô vùng dậy, dưới rừng cờ đỏ sao vàng, bừng bừng khí thế, kéo đến họp mít tinh ở quảng trường Nhà hát lớn, nghe lời kêu gọi của ủy ban khởi nghĩa Hà Nội. "Đồng bào rầm rập kéo tới Quảng Trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc tuyên ngôn, chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát tiến quân ca lần đầu tiên vang lên".
Câu 26:
Bước sang năm 1945, tình hình Chiến tranh thế giới thứ II có diễn biến nào có lợi cho cách mạng nước ta ?
Đáp án A
Bước sang năm 1945, kết cục chiến tranh gần như đã ngã ngũ, Đức, Nhật bị thất bại nặng nề trước quân Đồng minh. Đây chính là thuận lợi cho cách mạng nước ta, vì khi Nhật bị thất bại trên thế giới, thế lực của chúng ở nước ta sẽ suy yếu, tạo thời cơ thuận lợi cho ta lật đổ sự áp bức của Nhật.
Câu 27:
Nhật tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương vào đêm 9 - 3 - 1945 vì
Đáp án D
Đầu năm 1945, cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai đã ngã ngũ, quân Nhật đã bị Đồng minh giáng cho những đòn nặng nề. Ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật. Trước tình hình đó, quân Nhật đã ra tay trước, tiến hành cuộc đảo chính vào đêm 9 – 3 – 1945 để hắt cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương nhằm tránh hậu họa bị Pháp phản công khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Câu 28:
Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quan trọng nhất?
Đáp án A
Đứng trước hàng loạt những khó khăn chồng chất, nhất là những khó khăn về kinh tế và nạn đói đang đe dọa, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phải kiến quyết chống lại giặc đói bởi một đất nước độc lập mà dân không được hưởng cuộc sống no đủ thì nền độc lập ấy không có nghĩa lí. Để giải quyết khó khăn này bên cạnh việc phát động nhân dân lập hũ gạo tiết kiệm, tổ chức ngày đồng tâm, chia lại ruộng đất công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ nhằm giải quyết cái đói trước mắt thì việc kêu gọi nhân dân tăng cường sản xuất được coi là biện pháp chiến lược nhằm xây dựng tiềm lực kinh tế lâu dài cho cả nước trong giai đoạn sau.
Câu 29:
Sau bầu cử Quốc hội (6 - 1 - 1946), chính quyền cách mạng được thành lập ở các địa phương được gọi là
Đáp án D
Sau bầu cử Quốc hội, các địa phương thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Ủy ban hành chính các cấp được thành lập. Đây chính là chính quyền cách mạng ở các địa phương.
Câu 30:
Âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp bước đầu bị thất bại ở đâu?
Đáp án A
Âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp bắt đầu xuất hiện sau khi thực dân Pháp tiến quân ra Bắc, và bước đầu bị thất bại trong cuộc chiến anh dũng của nhân dân ở các đô thị miền Bắc vĩ tuyến 16, hoàn toàn thất bại trong chiến dịch Việt Bắc thu đông. Như vậy, đáp án của câu hỏi này là cuộc chiến đấu trong các đô thị bắc vĩ tuyến 16.
Câu 31:
Ý nào không phải là tác dụng của việc ta ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 với Pháp?
Đáp án D
Kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp, ta đã tránh được tình trạng cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù; tranh thủ thời gian hòa bình chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài; tránh một cuộc xung đột vũ trang đổ máu cho các bên. Như vậy, kéo dài thời gian hòa hoãn để đợi các nước Đồng minh khác đến giúp dân tộc ta không phải tác dụng của việc ta kí Hiệp định Sơ bộ.
Câu 32:
Mục đích chung của Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946) là
Đáp án D
Hiệp định Sơ bộ giúp ta hòa hoãn với Pháp, tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù một lúc, đẩy 20 vạn quân Tưởng về nước, có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau. Sau thời gian nhân nhượng, thực dân Pháp vẫn không ngừng lấn tới, xét thấy tương quan lực lượng và khả năng ta chưa đủ mạnh để đương đầu với Pháp trong cuộc chiến lâu dài, ta tiếp tục kí kết Tạm ước 14 - 9 - 1946 nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến lâu dài. Như vậy, mục đích chung của hai văn bản này là : kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài trước mắt.
Câu 33:
Sắp xếp thứ tự đúng về thời gian diễn ra các chiến lược chiến tranh mà Mĩ đã triển khai trong quá trình xâm lược Việt Nam.
1. Việt Nam hóa chiến tranh.
2. Chiến tranh cục bộ.
3. Chiến tranh đặc biệt.
4. Chiến tranh một phía.
Đáp án D
Chiến tranh một phía được Mĩ triển khai trong thời gian từ 1954 - 1960; Chiến tranh đặc biệt Mĩ triển khai trong thời gian 1961 - 1965; Chiến tranh cục bộ Mĩ triển khai trong thời gian 1965 - 1968; Việt Nam hóa chiến tranh Mĩ triển khai trong giai đoạn 1969 - 1972. Như vậy, thứ tự đúng là : 4, 3, 2, 1.
Câu 34:
Nội dung nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mỹ?
Đáp án B
Chiến tranh phá hoại của Mĩ được tiến hành từ năm 1965 nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng miền Bắc va ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Như vậy, nó diễn ra song song và đồng thời với diễn tiến của chiến tranh cục bộ ở miền Nam do đó nó không phải nhằm âm mưu cứu nguy cho chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam.
Câu 35:
Đảng ta đã chọn hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 là gì?
Đáp án B
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố gắng giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. Căn cứ vào đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.
Câu 36:
Thắng lợi nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược ?
Đáp án A
Về ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 vẫn hết sức to lớn, đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược. chấm dứt không điều khiện chiến phá hoại Miền Bắc, chấp nhận đến bàn Hội nghị Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Câu 37:
"Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước xã hội, con người đều đổi mới"
Đó là câu nói của ai, phát biểu vào thời gian nào?
Đáp án A
Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) và nói chung, trong 10 năm (1954 - 1965), đã làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc. Tại Hội nghị chính trị đặc biệt (3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ "Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước xã hội, con người đều đổi mới". Câu nói đó của chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần củng cố sức mạnh toàn diện của miền Bắc, tạo nên sự nhất trí và quyết tâm cao đánh thắng mọi âm mưu và hành động mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ.
Câu 38:
Đâu là điểm hơn hẳn của Hiệp định Pa-ri so với Hiệp định Giơ-ne-vơ?
Đáp án D
Nếu như trong Hiệp định Giơnevơ, các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Tuy nhiên, Mĩ chỉ cam kết tôn trọng Hiệp định mà không chịu sự ràng buộc của Hiệp định, đây là cơ sở để Mĩ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Đến Hiệp định Pari, Mĩ buộc phải "cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam". Như vậy, điểm hơn hẳn của Hiệp định Pari là lần đầu tiên ta đã buộc Hoa Kì phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
Câu 39:
Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân và dân miền Nam từ 1961 – 1965 có tác dụng gì dưới đây?
Đáp án D
Từng mảng lớn "ấp chiến lược" của địch bị phá vỡ. Cuối năm 1964, địch chỉ còn kiểm soát được 3 300 ấp (khoảng 1/5 số ấp dự kiến); tới tháng 6-1965, giảm xuống mức thấp nhất, chỉ còn kiểm soát 2 200 ấp. "Ấp chiến lược"- xương sống của "Chiến tranh đặc biệt" đã bị phá sản về cơ bản. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, trở thành hậu phương trực tiếp của cách mạng. Tại vùng giải phóng, chính quyền cách mạng các cấp đã được thành lập, ruộng đất của Việt gian bị tịch thu chia cho dân cày nghèo. Như vậy, thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân và dân miền Nam từ 1961 – 1965 đã quyết định sự thất bại hoàn toàn của Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt.
Câu 40:
Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta là
Đáp án C
Đảng ta đã kịp thời nhận ra những sai lầm, hạn chế trong việc thực hiện đường lối đi lên chủ nghĩa xã hội và nhanh chóng thực hiện đường lối đổi mới. Hoàn cảnh quốc tế và tình đoàn kết giúp đỡ của ba nước Đông Dương chỉ là yếu tố khách quan nên không thể là yếu tố quyết định nhất. Tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo của nhân dân Việt Nam cũng sẽ không phát huy được hết nếu không có sự lãnh đạo của Đảng. Như vậy, nguyên nhân quyết định nhất chính là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.