IMG-LOGO

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề 12)

  • 14597 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ranh giới ngoài của bộ phận nào trong vùng biển nước ta được xem là đường biên giới quốc gia trên biển?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (trang 15 sgk Địa 12)

Cách giải:

Ranh giới ngoài của lãnh hải (được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan) chính là đường biên giới quốc gia trên biển.

Chọn B.


Câu 2:

Đáp án nào sau đây không phải đặc điểm của giới sinh vật trong vùng biển nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Tài nguyên thiên nhiên vùng biển (trang 38 sgk Địa 12)

Cách giải:

Đặc điểm của giới sinh vật trong vùng biển nước ta là: tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng nhiệt đới, rất giàu có về thành phần loài và có năng suất sinh học cao. 

=> Loại A, B, D

Chủ yếu các loài di cư theo mùa không phải là đặc điểm của giới sinh vật biển nước ta

Chọn C.

Câu 3:

Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên diễn ra vào thời gian nào?
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (trang 41 – 42 sgk Địa 12) 

Cách giải:

Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên diễn ra vào thời kì tháng 5 – 10, đây là thời gian vùng trực tiếp đón gió hướng tây nam đầu mùa hạ và gió mùa Tây Nam đem lại mưa lớn.

Chọn A.


Câu 4:

Dân số nước ta tăng nhanh dẫn tới bùng nổ dân số diễn ra vào khoảng thời gian nào?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta (sgk trang 67)

Cách giải: Dân số nước ta tăng nhanh dẫn tới bùng nổ dân số diễn ra vào khoảng nửa sau thế kỷ XX.

Chọn D.


Câu 5:

Trong quá trình phát triển công nghiệp nước ta hiện nay, nhóm sản phẩm nào được ưu tiên phát triển?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 20 – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (trang 33 sgk Địa 12)

Cách giải:

Trong quá trình phát triển công nghiệp nước ta hiện nay, nhóm sản phẩm cao cấp, chất lượng cao và cạnh tranh được về giá cả được ưu tiên phát triển.

Chọn B.


Câu 6:

Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 26 –Cơ cấu ngành công nghiệp

Cách giải:

Ngành khai thác gỗ, lâm sản thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, không thuộc công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu. 

Chọn A.


Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Campuchia?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5

Cách giải:

Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5, tỉnh Quảng Nam không tiếp giáp Campuchia.

Chọn D.


Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết mỏ dầu Đại Hùng thuộc bồn trầm tích nào?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 8

Chọn A.


Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trạm khí hậu nào sau đây có nhiệt độ trung bình tháng Lthấp nhất?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9

Cách giải: Trạm khí hậu có nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất là Sa Pa.

Chọn B.


Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sống nào sau đây không thuộc hệ thống sông Hồng?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10

Cách giải: Sông Cầu thuộc hệ thống sông Thái Bình, không thuộc hệ thống sông Hồng.

Chọn D.


Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đáp án nào sau đây là tên một nhóm đất ở nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11

Cách giải:

Nước ta có 3 nhóm đất chính: - Nhóm đất feralit - Nhóm đất phù sa - Nhóm đất khác và núi đá

Chọn A.


Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết đáp án nào sau đây là tên một thảm thực vật phổ biến ở phân khu địa lí động vật Nam Bộ?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 12 

Cách giải:

Thảm thực vật phổ biến ở phân khu địa lí động vật Nam Bộ là: thảm thực vật nông nghiệp (nền màu vàng)

Chọn D.


Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt A – B không đi qua đối tượng nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13

Cách giải:

Lát cắt A – B kéo dài từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình. 

=> Quan sát cho thấy lát cắt này không đi qua cánh cung Đông Triều. 

Chọn D.


Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số lớn nhất?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15

Cách giải:

Đô thị có quy mô dân số lớn nhất là Long Xuyên (quy mô từ 200 001 – 500 000 người) Các đô thị Tân An, Cao Lãnh, Mỹ Tho có quy mô từ 100 000 – 200 000 người.

Chọn B.

Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19

Cách giải:

Tính có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn hơn diện tích cây công nghiệp hằng năm là Bình Định.

Chọn C.


Câu 16:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm Đà Nẵng không có phân ngành nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 22

Cách giải:

Trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm Đà Nẵng không có phân ngành đường, sữa, bánh keo. 

Chọn D.


Câu 17:

Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với đồng bằng sông Cửu Long?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (Khu vực đồng bằng)

Cách giải:

Đồng bằng sông Cửu Long có phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn (chiếm gần 2/3 diện tích)

=> Nhận xét phần lớn diện tích là đất phù sa sông là không đúng

Chọn D.


Câu 18:

Ở nước ta, từ độ cao nào quá trình feralit bắt đầu ngừng trệ?
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ kiến thức phần Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao

Cách giải:

Từ độ cao 1600m trở lên, nhiệt độ giảm mạnh và độ ẩm không khí thấp => quá trình feralit bị ngừng trệ, chỉ còn hình thành đất mùn.

Chọn C.


Câu 19:

Tại sao bão thường gây ra ngập úng nhiều vùng ven biển?
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ đặc điểm của bão

Cách giải: Bão thường kèm theo mưa và sóng to gió lớn

=> khiến cho mực nước biển dâng cao, gây ngập úng nhiều vùng ven biển.

Chọn A.


Câu 20:

Đáp án nào sau đây không đúng về nguồn lao động nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 17 – Lao động và việc làm

Cách giải:

Nguồn lao động nước ta có hạn chế là tác phong công nghiệp kém. 

=> Nhận xét tác phong công nghiệp tiên tiến, hiện đại là Sai

Chọn D.


Câu 21:

Cho biểu đồ: 

 

VỐN ĐẦU TƯ TOÀN XÃ HỘI THEO NGÀNH KINH TẺ NƯỚC TA

Đáp án nào sau đây là nhận xét không đúng với tình hình vốn đầu tư xã hội phân theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 2007 - 2019?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ

Cách giải:

- A đúng: vốn đầu tư xã hội của 3 ngành đều tăng lên liên tục  

- B đúng công nghiệp luôn chiếm giá trị cao nhất về vốn đầu tư xã hội 

- D đúng: giáo dục và đào tạo luôn chiếm giá trị thấp nhất về vốn đầu tư xã hội

- C không đúng: Vận tải, kho bãi có vốn đầu tư xã hội cao hơn nông nghiệp 

Chọn C.

Câu 22:

Nguyên nhân nào làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đô thị nhất nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 18 – Đô thị hóa

Cách giải:

Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đô thị nhất nước ta là do vùng có nhiều đơn vị hành chính (các đô thị của vùng chủ yếu có quy mô nhỏ, với chức năng hành chính là chủ yếu).

Chọn A.


Câu 23:

Đáp án nào sau đây không phải là khó khăn trong sản xuất lương thực ở nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ đặc điểm khí hậu nước ta

Cách giải:

Khó khăn trong sản xuất lương thực nước ta là: thiên tai thường xuyên xảy ra, thời tiết thất thường, sâu dịch bệnh hại mùa màng. => loại A, B, C

Khí hậu phân hóa đa dạng không phải là khó khăn trong sản xuất cây lương thực ở nước ta.

Chọn D.


Câu 24:

Đáp án nào sau đây là căn cứ để phân chia thành các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia, vùng, địa phương?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 28 – Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (trang 127 sgk Địa 12)

Cách giải:

Căn cứ để phân chia các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia, vùng, địa phương là dựa vào vai trò của các trung tâm công nghiệp. 

Chọn A.


Câu 25:

Đáp án nào sau đây là hệ quả của việc nước ta có vị trí nằm trong khu vực ảnh hưởng của gió mùa châu Á?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 2- Ý nghĩa của vị trí địa lí

Cách giải:

Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt.

Chọn A.


Câu 26:

Đáp án nào sau đây không phải là điểm giống nhau chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Khu vực đồng bằng

Cách giải:

Điểm giống nhau chủ yếu của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là được bồi tụ chủ yếu từ sông ngòi (có nguồn gốc hình thành giống nhau)

- ĐB sông Hồng được bồi tụ từ phù sa hệ thống sông Hồng

- ĐB sông Cửu Long được bồi tụ từ phù sa hệ thống sông Cửu Long 

Chọn A.


Câu 27:

Khu vực nào sau đây của nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc?
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Cách giải:

Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc là vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Đây là nơi có vị trí đầu tiên đón gió mùa Đông Bắc thổi đến, kết hợp với địa hình đồi núi thấp có hướng vòng cung tạo hành lang hút gió ảnh hưởng sâu vào đất liền => đem lại một mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước.

Chọn C.


Câu 28:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng núi Đông Bắc nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi

Cách giải:

Vùng núi Đông Bắc nước ta là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc (gió mùa mùa đồng) đem lại một mùa đông lạnh. 

=> Nhận xét vùng Đông Bắc có hoạt động của gió mùa suy yếu rõ rệt là SAI

Chọn D.


Câu 29:

Để tránh làm nghèo các hệ sinh thái rừng ngập mặn, nước ta cần phải làm gì?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Cách giải:

Để tránh làm nghèo các hệ sinh thái rừng ngập mặn, nước ta cần sử dụng hợp lý các vùng cửa sông, ven biển.

Chọn D.


Câu 30:

Từ tháng X - XII, lũ quét thường xảy ra ở các tỉnh thuộc khu vực nào của nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 15 – Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 

Cách giải:

Từ tháng X-XII, lũ quét thường xảy ra ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung. Do miền Trung có mưa chủ yếu vào thời kì thu đông => nên mùa lũ cũng trùng với thời gian mùa mưa.

Chọn D.


Câu 31:

Đáp án nào sau đây thể hiện sự phân bố dân cư nước ta chưa hợp lí?
Xem đáp án

Phương pháp: Kiến thức bài 16 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

Cách giải:

Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí, thể hiện ở đặc điểm: phân bố dân cư chưa phù hợp với tài nguyên. Vùng trung du miền núi dân cư thưa thớt hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên quan trọng của đất nước; ngược lại vùng đồng bằng thiếu tài nguyên lại tập trung dân cư quá đông đúc. 

=> Sự phân bố dân cư chưa hợp lí như trên làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

Chọn D.


Câu 32:

Đáp án nào sau đây không phải ý nghĩa của việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta ở đầu thời kì đổi mới?
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ vai trò của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Cách giải:

Ý nghĩa của việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài ở nước ta trong quá trình phát triển kinh tế đầu thời kì đổi mới là: 

- Mang lại nguồn vốn đầu tư lớn

- Được tiếp cận kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước phát triển

- Tạo thế cạnh tranh đa dạng để cùng phát triển 

=> Loại A, B, C

Việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài không góp phần giúp sử dụng nguyên liệu tiết kiệm hơn. Bởi phần lớn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam về cơ bản còn sử dụng công nghệ trung bình, chưa thật sự hiện đại so với khu vực. Một số dự án còn tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường... 

Chọn D.


Câu 33:

Tại sao ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Xem đáp án

Phương pháp: Chú ý từ khóa câu hỏi, liên hệ đặc điểm tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long

Cách giải:

Từ khóa “nuôi trồng thủy sản nước ngọt”

- Loại A: bãi triều ven biển thích hợp nuôi trồng thủy sản nước lợ

- Loại C: nguồn lợi thủy sản phong phú thuận lợi cho ngành đánh bắt

- Loại D: Lao động dồi dào, thị trường không phải là điều kiện cơ bản để phát triển nuôi trồng.

- B đúng: Ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhờ có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Chọn B.


Câu 34:

Phương án nào sau đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho ngành sản xuất rượu, bia, nước giải khát của nước ta phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn?
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ đặc điểm thị hiếu tiêu dùng ở các đô thị

Cách giải:

Khu vực đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, dịch vụ ăn uống phát triển mạnh mẽ, thị trường tiêu thụ các sản phẩm bia rượu, nước giải khát là rất lớn => do vậy ngành bia rượu, nước giải khát phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn. 

Chọn B.


Câu 35:

Cho bảng số liệu: 

DOANH THU DU LỊCH LỮ HÀNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA

                                                                                                                                          (Đơn vị: tỉ đồng) 

                                                  Năm

 

Thành phần kinh tế

 

2001

 

2007

 

2013

 

2019

 

TỔNG SỐ

2009,0

7712,0

24820,6

44259,1

Kinh tế Nhà nước

1001,1

2972,2

6628,5

5216,7

Khu vực ngoài Nhà nước

464,0

3323,3

15682,4

33747,1

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

543,0

1416,5

2509,7

5295,3


Đáp án nào sau đây là nhận xét không đúng với tình hình doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2009 – 2018?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu

Cách giải:

Áp dụng công thức:

+ Số lần tăng lên = Giá trị năm cuối / Giá trị năm đầu tiên (đơn vị: lần)

+ Tỉ trọng năm A=(Giá trị A/ Tổng) x 100 (đơn vị: %)

- A đúng: Tổng doanh thu du lịch tăng nhanh hơn Doanh thu du lịch khu vực Nhà nước (22 lần > 5,2 lần) - B đúng: Doanh thu du lịch khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh hơn Nhà nước (72,5 lần> 5,2 lần)

- C đúng: Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước tăng (từ 23,1% lên 76,2%)

- D không đúng: khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm nhanh tỉ trọng ( từ 27% xuống 12%) 

Chọn D.


Câu 36:

Cho biểu đồ tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta 

Cho biểu đồ tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta (ảnh 1)

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ

Cách giải:

- Biểu đồ đường => thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng =>Loại A, B 

=> Biểu đồ đã cho thể hiện: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo ngành kinh tế nước ta

Chọn C.


Câu 37:

Đáp án nào sau đây là ý nghĩa lớn nhất của việc đa dạng cơ cấu cây công nghiệp ở nước ta hiện nay?
Xem đáp án

Phương pháp: Chú ý từ khóa “ý nghĩa lớn nhất?

Cách giải:

Việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp sẽ góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tạo mặt hàng phong phú đáp ứng nhu cầu thị trường => đem lại ý nghĩa lớn nhất là thu nhiều lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp. 

Chọn C.


Câu 38:

Đáp án nào sau đây là lợi thế lớn nhất giúp hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta được chú trọng hơn khai thác?
Xem đáp án

Phương pháp: Chú ý từ khóa: lợi thế lớn nhất

Cách giải:

Lợi thế lớn nhất giúp hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta được chú trọng hơn khai thác là: nuôi trồng thủy chủ động hơn với nhu cầu thị trường, do nuôi trồng bớt phụ thuộc vào tự nhiên hơn, chủ động được nguồn cung với số lượng lớn, kích thước đồng đều.

Trong khi đó đánh bắt thủy sản phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi thủy sản tự nhiên cũng như thời tiết (mưa, bão), đặc biệt vào mùa mưa bão lớn hoạt động đánh bắt bị gián đoán khiến nguồn cung mất ổn định.

Chọn A.


Câu 39:

Đáp án nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho nước ta phải đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước trong quá trình phát triển công nghiệp nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ vai trò của công nghiệp điện đối với nền kinh tế

Cách giải:

Công nghiệp điện lực cần đi trước một bước trong quá trình phát triển công nghiệp nước ta vì:

- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện (nhiệt điện, thủy điện, điện từ năng lượng gió, mặt trời...)

- Hơn nữa công nghiệp điện lực có tác động mạnh mẽ đến các ngành sản xuất khác, sản xuất công nghiệp chỉ có thể phát triển dựa trên cơ sở năng lượng đáp ứng đủ nhu cầu.

- Công nghiệp điện lực cũng mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội cho nước ta. 

=> Loại đáp án A, B, C

Hiện nay ở nước ta công nghiệp điện lực phần lớn vẫn do thành phần kinh tế Nhà nước đầu tư, quản lý. Nhận xét do công nghiệp điện lực thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia nên được ưu tiên đi trước một bước là không đúng.

Chọn D.


Câu 40:

Cho bảng số liệu: 

TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG THEO GIÁ THỰC TẾ

PHÂN THEO NGÀNH KINH DOANH

(Đơn vị: tỉ đồng) 

                  Ngành

Năm

 

Tổng số

 

Bán lẻ

Dịch vụ lưu trú, ăn uống

 

Dịch vụ và du lịch

1995

 

 

 

 

2019

 

 

 

 


Theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh doanh?

Xem đáp án

Phương pháp: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ

Cách giải:

- Biểu đồ cột => thể hiện giá trị số lượng tuyệt đối =>loại A

- Biểu đồ miền => thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu (không thể hiện được quy mô) => loại B

- Biểu đồ kết hợp => thể hiện đối tượng có đơn vị khác nhau =>loại D

- Đề bài yêu cầu thể hiện: quy mô và cơ cấu; bảng số liệu có 2 năm, số liệu dạng: tổng và giá trị thành phần 

=> Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh doanh nước ta là biểu đồ tròn. Vẽ 2 hình tròn có bán kính khác nhau, lấy tổng để tính bán kính 2 hình tròn

Chọn C.


Bắt đầu thi ngay