Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề 13)
-
14797 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến nước ta theo hướng Tây Nam, gió này gây mưa cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt qua dãy núi Trường Sơn bị biến tính trở nên khô nóng, hình thành gió phơn Tây Nam ảnh hưởng đến các đồng bằng ven biển miền Trung.
Chọn A.Câu 2:
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Vùng đồi núi
Cách giải:
- Loại A: cao nguyên badan là đặc điểm vùng Trường Sơn Nam
- Loại B: vùng Tây Bắc ở phía tây thung lũng sông Hồng
- Loại C: địa hình núi thấp chiếm ưu thế là vùng núi Đông Bắc
- D đúng: Vùng núi Tây Bắc nước ta có hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam (ví dụ dãy Hoàng Liên Sơn)
Chọn D.
Câu 3:
Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa Bắc – Nam
Cách giải:
Cảnh quan tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là đới rừng nhiệt đới gió mùa
Chọn C.
Câu 4:
Cho bảng số liệu sau:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở NƯỚC TA, NĂM 2018
(Đơn vị: nghìn ha)
Tổng diện tích |
Trong đó |
||
Rừng sản xuất |
Rừng phòng hộ |
Rừng đặc dụng |
|
14491,3 |
7748,0 |
4588,1 |
2155,2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018, NXB Thống Kê 2019)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở nước ta năm 2018?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
- A đúng: rừng phòng hộ chiếm: (4588,1 / 14491,3) x 100 = 31,76%
- B đúng: rừng sản xuất chiếm diện tích lớn nhất (53,47%)
- C đúng: rừng đặc dụng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (14,87%)
- D không đúng: diện tích rừng sản xuất gấp 1,69 lần rừng phòng hộ=> gấp 2 lần là SAI
Chọn D.
Câu 5:
Phương pháp: Chú ý từ khóa “thực phẩm ôn đới”
Cách giải:
Đồng bằng sông Hồng có một mùa đông lạnh nên có thế mạnh trồng các loại cây thực phẩm ôn đới vào mùa đông như su hào, bắp cải, súp lơ, các loại rau màu...
Chọn B.
Câu 6:
Phương pháp: Liên hệ đặc trưng khí hậu chung của nước ta
Cách giải:
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa => do vậy thành phần loài chiếm ưu thế trong giới sinh vật nước ta là loài nhiệt đới.
Chọn B.
Câu 7:
Phương pháp: Xem Atlat Địa lí trang 13
Cách giải:
Dãy núi Ngân Sơn có hướng vòng cung, nằm trong 4 cánh cung núi thuộc vùng núi Đông Bắc
Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Con Voi có hướng Tây Bắc - Đông Nam
Chọn C.
Câu 8:
Phương pháp: Xem Atlat Địa lí trang 14
Cách giải:
Quan sát độ cao các đỉnh núi:
- Vọng Phu: 2051m
- Ngọc Linh: 2598m
- Chư Yang Sin: 2405m
- Kon Ka Kinh: 1761m
=> Núi Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam
Chọn B.
Câu 9:
Phương pháp: Xem Atlat Địa lí trang 9
Cách giải:
Tháng có tần suất bão nhiều nhất là tháng 9 (1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng)
Chọn C.
Câu 10:
Phương pháp: Kiến thức bài 8 - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải:
Chú ý từ khóa “giao thông”
- Loại A: nhiều bãi biển đẹp → phát triển du lịch
- Loại B: ngư trường lớn, giàu sinh vật → phát triển đánh bắt thủy sản
- Loại C: rừng ngập mặn, bãi triều → phát triển nuôi trồng thủy sản
- Chọn D: bờ biển dài, ven biển có các vùng vịnh nước sâu thuận lợi cho xây dựng cảng biển → phát triển giao thông vận tải đường biển
Chọn D.
Câu 11:
Phương pháp: Chú ý từ khóa “trên đất phèn” – sgk Địa 12 trang 51
Cách giải:
Loại rừng có thể phát triển trên đất phèn là rừng tràm.
Chọn C.
Câu 12:
Phương pháp: Liên hệ điều kiện hình thành đất feralit
Cách giải:
Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta, đặc biệt quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit => nước ta địa hình là đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp nên đất feralit là loại đất chính ở nước ta.
Chọn C.
Câu 13:
Phương pháp: Chú ý từ khóa “yếu tố trực tiếp”, “nhỏ, ngắn, dốc”
Cách giải:
- Loại B: địa hình → còn chưa cụ thể yếu tố nào của địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng không phải là nhân tố quy định trực tiếp đặc điểm độ dài, độ lớn của sông ngòi
- Loại C, D: khí hậu ảnh hưởng đến lưu lượng nước sông thông qua chế độ mưa, không quy định sông nhỏ ngăn hay dốc
- A đúng: hình dáng lãnh thổ kéo dài hẹp ngang nên sông ngòi nước ta phần lớn ngắn, nhỏ; mặt khác do sự phân bố địa hình với diện tích đồi núi và dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển + sông ngắn => khiến sông ngòi nước ta có độ dốc lớn.
Chọn A.
Câu 14:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm khí hậu của các vùng biển
Cách giải:
Miền Bắc vào mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt hạ thấp rõ rệt, biên độ nhiệt năm cao => do vậy vùng ven biển Bắc Bộ cũng có sự biệt động nhiệt độ theo mùa rõ rệt nhất (vùng biển mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mùa hạ biển ấm)
Chọn D.
Câu 15:
Phương pháp: Chú ý từ khóa “khó khăn nhất cho khai thác”
Cách giải:
Địa hình nước ta với diện tích là đồi núi, nhiều vùng núi được trẻ hóa (Tây Bắc) nên có độ dốc lớn, địa hình bị cắt xẻ mạnh => khiến hoạt động khai thác khoáng sản gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi máy móc kĩ thuật hiện đại.
Chọn D.
Câu 16:
Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa bắc - nam
Cách giải:
Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
Chọn D.
Câu 17:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm của các loại thiên tai
Cách giải:
Hạn hán, ngập lụt thường xuyên xảy ra ở vùng đồng bằng, đặc biệt là ngập lụt => vùng đồi núi có địa hình dốc nên không xảy ra ngập lụt.
Chọn C.
Câu 18:
Phương pháp: Liên hệ ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta (Bài 2 sgk Địa 12)
Cách giải:
Nước ta có vị trí gần ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế nên thuận lợi cho giao lưu với các nước khác trên thế giới bằng đường hàng không và đường biển.
Chọn C.
Câu 19:
Phương pháp: Liên hệ các nhân tố tác động đến thời tiết và khí hậu miền Bắc vào mùa đông
Cách giải:
- Loại B, C, D vì: Địa hình (gồm hướng các dãy núi, độ cao núi, dạng địa hình) chỉ có tác động đón gió/ chắn gió hoặc phân hóa khí hậu theo độ cao => không phải là nguyên nhân gây diễn biến thất thưởng của thời tiết khí hậu
- A đúng: Phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta vào mùa đông có nhiều diễn biến thất thường của thời tiết và khí hậu, chủ yếu do tác động của Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông.
+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh đem lại những dạng thời tiết cực đoan như rét đậm, rét hại, sương muối, băng giá...
+ Tín phong Bắc bán cầu đem lại những ngày thời tiết nắng ráo, có nắng nhẹ vào mùa đông
+ Cùng với hoạt động của gió mùa Đông Bắc, miền Bắc nước ta cũng đón các đợt frông lạnh ở phía Bắc tràn xuống (ảnh hưởng chủ yếu ở vùng Đông Bắc và đb Bắc Bộ) gây ra những thay đổi đột ngột về chế độ gió, nhiệt độ, độ ẩm và mưa (nhiệt độ hạ thấp đột ngột, gió giật mạnh, miền núi có dông tố).
Chọn A.
Câu 20:
Phương pháp: Kiến thức bài 14 – Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng
Cách giải:
Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất được phân chia dựa trên mục đích sử dụng:
- Rừng phòng hộ: có vai trò hạn chế quá trình xói mòn, lũ quét sạt lở đất vùng núi
- Rừng đặc dụng: có vai trò bảo tồn đa dạng sinh học, các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (gồm các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia)
- Rừng sản xuất: mục đích chính là kinh tế, trồng rừng để lấy giấy sản xuất khỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (rừng cao su, rừng tràm...)
Chọn C.
Câu 21:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 8
Cách giải:
Nông Sơn là mỏ than đá thuộc tỉnh Quảng Nam.
Chọn D.
Câu 22:
Phương pháp: Liên hệ ý nghĩa của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Nước ta nằm trong khu vực gió mùa điển hình của châu Á với 2 mùa gió đặc trưng nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
- Loại B: ảnh hưởng của biển là do vị trí giáp biển Đông
- Loại C: nhiệt ẩm dồi dào => do vị trí nằm trong vùng nhiệt đới và giáp biển
- Loại D: thực vật bốn mùa đa dạng là nhiệt ẩm dồi dào.
Chọn A.
Câu 23:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10
Cách giải:
Sông Đà thuộc hệ thống sông Hồng
Chọn B.
Câu 24:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm khí hậu – bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Vào mùa đông, từ dãy Bạch Mã trở vào Nam có Tín phong Bán cầu Bắc hoạt động mạnh. Gió này thổi vào nước ta theo hướng đông bắc, gây mưa cho vùng đón gió ở ven biển Trung Bộ, và là nguyên nhân tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên (vị trí khuất gió)
Chọn A.
Câu 25:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 3
Cách giải:
Dãy núi Bạch Mã có hướng Đông - Tây Các dãy núi còn lại có hướng Tây Bắc – Đông Nam
Chọn A.
Câu 26:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm khí hậu đặc trưng ở miền Bắc
Cách giải:
Chú ý từ khóa “đai cận nhiệt đới gió mùa bị hạ thấp”
Đai cận nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc nằm ở độ cao từ 600 – 700m đến 2600m (hạ thấp hơn so với miền Nam)
=> Nguyên nhân do miền Bắc vào mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ trung bình bị hạ thấp hơn so với miền Nam nên đai cận nhiệt đới gió mùa hạ thấp hơn.
Chọn D.
Câu 27:
Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa theo độ cao
Cách giải:
Đất vùng đồi núi thấp của đai nhiệt đới gió mùa nước ta chủ yếu là nhóm đất feralit.
Chọn B.
Câu 28:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm địa hình đặc trưng của 2 miền (bài 12 – 3 miền Địa lí tự nhiên)
Cách giải:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình đặc trưng là đồi núi thấp chiếm ưu thế, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao, xen kẽ các thung lũng sông, có nhiều cao nguyên và lòng chảo giữa núi
=> Do vậy A là đặc điểm khác biệt của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ so với Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Chọn A.
Câu 29:
Phương pháp: Chú ý từ khóa “chủ yếu nhất”
Cách giải:
Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi nước ta là nước mưa và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào.
Quan sát thấy các hệ thống sông lớn nước ta phần lớn bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ (sông Hồng, sông Mê Công) nên được trước khi chảy vào nước ta sống đã được cung cấp một nguồn nước lớn từ bên ngoài. Hơn nữa nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn (1500 – 2000mm) cung cấp lưu lượng nước lớn duy trì dòng chảy sông ngòi.
Chọn D.
Câu 30:
Phương pháp: Liên hệ các hướng gió và đại hình của 2 vùng này (Kiến thức bài 9 – Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa)
Cách giải:
Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn chủ yếu do tác động kết hợp của dãy núi Trường Sơn và các loại gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc.
- Khi Tây Nguyên đón các loại gió hướng tây nam (gió tây nam đầu mùa hạ và gió mùa Tây Nam) đem lại mưa lớn cho vùng này thì Đông Trường Sơn lại là mùa khô (do dãy Trường Sơn chắn hướng gió tây nam)
- Khi Đông Trường Sơn đón các loại gió hướng đông bắc từ biển vào (tín phong bắc bán cầu và gió mùa Đông Bắc) đem lại mưa lớn, chủ yếu vào mùa thu đông, thì Tây Nguyên bước vào mùa khô (do dãy Trường Sơn chắn hướng gió đông bắc)
Chọn C.
Câu 31:
Phương pháp: Kiến thức bài 14 – Suy giảm đa dạng sinh học
Cách giải:
Nguyên nhân chủ yếu là suy giảm tính đa dạng sinh học của sinh vật nước ta là do tác động của con người, thông qua các hoạt động săn bắt, chặt phá rừng bừa bãi...
Chọn C.Câu 32:
Biểu hiện nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?
Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải:
Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta là: tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mùa đông làm thời tiết bớt lạnh hơn và mùa hạ làm thời tiết dịu lại, bớt nóng bức hơn => loại A, B, C
Tính đa dạng của sinh vật nước ta chủ yếu là do vị trí địa lí nằm trên đường di cư và di lưu của nhiều loài động thực vật => không phải do biển Đông
Chọn D.Câu 33:
Phương pháp: Liên hệ mối quan hệ giữa địa hình đất liền với vùng thềm lục địa ven biển (Bài 11 - Thiên nhiên phân hóa đông - tây)
Cách giải:
Thềm lục địa phía Nam và phía Bắc nước ta rộng và nông là do tiếp giáp với vùng đồng bằng rộng lớn trên đất liền (đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng).
Ngược lại vùng Nam Trung Bộ có địa hình đồi núi ăn lan ra sát biển nên vùng thềm lục địa sâu và hẹp.
Chọn A.Câu 34:
Phương pháp: Liên hệ giới hạn hình thành đai ôn đới gió mùa trên núi (Bài 12 – Thiên nhiên phân hóa theo độ cao)
Cách giải:
Đai ôn đới gió mùa có giới hạn từ độ cao 2600m trở lên
Chọn C.
Câu 35:
Phương pháp: Liên hệ nguồn gốc hình thành đồng bằng ven biển
Cách giải:
Đất ở đồng bằng ven biển miền Trung nước ta thường nghèo, nhiều cát do nguồn gốc hình thành chủ yếu từ biển
Chọn B.
Câu 36:
Phương pháp: Liên hệ kiến thức bài 9 - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Đầu mùa hạ, vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ có thời tiết khô, nóng là do ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương, thổi vào nước ta theo hướng tây nam, khi vượt qua dãy Trường Sơn Bắc bị biến tính trở nên khô nóng, hình thành gió phơn Tây Nam cho dải đồng bằng ven biển Trung Bộ.
Chọn B.Câu 37:
Phương pháp: Chú ý từ khóa “giá trị nhất”
Cách giải:
Dầu mỏ là khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế lớn nhất ở vùng biển nước ta, tập trung ở thềm lục địa phía nam với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn.
Chọn B.
Câu 38:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 11
Cách giải:
Đất phèn tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (kí hiệu nền màu tím nhạt).
Chọn C.
Câu 39:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Do nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nên có gió Tín Phong hoạt động. Tuy nhiên gió gió mùa lấn át nên Tín phong chỉ mạnh lên vào thời kì gió mùa suy yếu hoặc chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
Chọn D.
Câu 40:
Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 12
Cách giải:
Vườn quốc gia Bến En thuộc tỉnh Thanh Hóa, quan sát bản đồ ta thấy nằm ở phần nền màu xanh lá => thuộc phân khu địa lí động vật Đông Bắc.
Chọn C.