Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí năm 2022 có lời giải (Đề 1)
-
14791 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn, nền nhiệt cao ổn định quanh năm thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới.
Chọn B
Câu 2:
Cho biểu đồ: Các khu vực kinh tế trong GDP của nước ta qua một số năm
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ
Cách giải:
Biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2010 – 2015.
Chọn B
Câu 3:
Cho biểu đồ sau: Cơ cấu sản lượng lúa của nước ta năm 2015 và năm 2017 (%)
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét biểu đồ
Cách giải:
- A sai: Tỉ trọng lúa mùa ít nhất và luôn thấp hơn lúa đông xuân A Sai
- B sai: Tỉ trọng lúa mùa luôn ít hơn lúa hè thu B sai
- C đúng: Lúa đông xuân luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất C đúng
- D sai: Lúa mùa luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất D sai
Chọn CCâu 4:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4-5
Cách giải:
Tỉnh có diện tích lớn nhất ở nước ta là Nghệ An..
Chọn BCâu 5:
Phương pháp: Liên hệ đặc điểm địa hình, khí hậu vùng núi
Cách giải:
Do mưa lớn tập trung theo mùa trên nền địa hình đồi núi dốc lại bị mất lớp phủ thực vật do phá hủy (chặt rừng.) khiến đất đai vùng núi dễ bị sạt lở, xói mòn, gây nên hiện tượng lũ quét sạt lở đất nghiêm trọng.
Chọn CCâu 6:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10
Cách giải:
Sử dụng Atlat Địa lí trang 10, đồng bằng Tuy Hòa được mở rộng bởi phù sa sống của hệ thống sông Đà Rằng.
Chọn D
Câu 7:
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Khu vực đồi núi
Cách giải:
Vùng núi Trường Sơn Bắc có các dãy núi song song, so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.
Chọn CCâu 8:
Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2010- 2017
Năm |
2005 |
2007 |
2010 |
2013 |
2017 |
Tổng sản lượng |
3467 |
4200 |
5142 |
6020 |
7312 |
- Sản lượng khai thác |
1988 |
2075 |
2414 |
2804 |
3420 |
- Sản lượng nuôi trồng |
1479 |
2125 |
2728 |
3216 |
3892 |
(Nguồn số liệu theo website: www.gso.gov.vn)
Theo bảng số liệu trên, để thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2015 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Phương pháp: Kĩ năng nhận dạng biểu đồ
Cách giải:
Đề bài yêu cầu thể hiện “sản lượng”, trong thời gian 5 năm, bảng số liệu có 1 đơn vị
Biểu đồ cột thích hợp nhất để thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 – 2017
Chọn A
Câu 9:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: Ý nghĩa tự nhiên
Cách giải:
Sinh vật nước ta đa dạng là kết quả tác động của các nhân tố chủ yếu: vị trí gặp gỡ của các luồng di cư sinh vật từ phương bắc, phương nam và phía tây sang; địa hình – khí hậu – đất đai có sự phân hóa đa dạng (theo độ cao, bắc nam, đông - tây...)
Chọn DCâu 10:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 15
Cách giải:
Hà Nội là đô thị đặc biệt ở nước ta
Câu 11:
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (Khu vực đồng bằng)
Cách giải:
Đất ở đồng bằng ở ven biển miền Trung có đặc tính nghèo mùn, nhiều cát, ít phù sa là do biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng.
Chọn D
Câu 12:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (trang 15 sgk Địa 12)
Cách giải:
Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ta là: vùng tiếp giáp lãnh hải
Chọn C
Câu 13:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa trang 26
Cách giải:
Tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển là Quảng Ninh
Chọn BCâu 14:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5
Cách giải:
Tỉnh có vĩ độ cao nhất chính là nơi chứa điểm cực Bắc của nước ta tỉnh Hà Giang,
Chọn A
Câu 15:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 28
Cách giải:
Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
Chọn ACâu 16:
Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của một số tỉnh năm 2017
Tỉnh |
Hải Dương |
Hà Tĩnh |
Phú Yên |
An Giang |
Diện tích (nghìn ha) |
116.4 |
56,5 |
703,1 |
381,6 |
Sản lượng (nghìn tấn) |
102,7 |
623,1 |
535,2 |
3890,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, MAH Thông lẻ 2019).
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh năng suất lúa của các tỉnh năm 2018?
Phương pháp: Kĩ năng tính toán số liệu và nhận xét
Cách giải:
Công thức: Năng suất lúa = Sản lượng / Diện tích (tạ/ha)
Áp dụng công thức tính được năng suất lúa các tỉnh như sau:
Tỉnh |
Hải Dương |
Hà Tĩnh |
Phú Yên |
An Giang |
Năng suất lúa (tạ/ha) |
60,4 |
52,1 |
69,3 |
62,4 |
Nhận xét:
- A đúng: An Giang (62,4 tạ/ha) thấp hơn Phú Yên (69,3 tạ/ha)
- B sai: vì Hải Dương (60,4 tạ/ha) cao hơn Hà Tĩnh (52,1 tạ/ha)
- C sai: vì Hà Tĩnh (52,1 tạ/ha) thấp hơn An Giang (62,4 tạ/ha)
- D sai: vì Hải Duong (60,4 tạ/ha) thấp hơn Phú Yên (69,3 tạ/ha)
Chọn ACâu 17:
Phương pháp: Kiến thức bài 11 – Đông Nam Á (phần tự nhiên)
Cách giải:
Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa
Chọn ACâu 18:
Phương pháp: Kiến thức bài 6 - Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là có địa hình núi cao nhất nước ta, độ dốc lớn.
Chọn C
Câu 19:
Cho bảng số liệu: Dân số một số quốc gia năm 2017
(Đơn vị: triệu người)
Quốc gia |
In-đô-nê-xi-a |
Ma-lai-xi-a |
Phi-lip-pin |
Thái Lan |
Tổng số dân |
264,0 |
31,6 |
105,0 |
66,1 |
Dân số thành thị |
143,9 |
23,8 |
46,5 |
34,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia, năm 2017?
Phương pháp: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
Công thức: Tỉ lệ dân thành thị = (Dân số thành thị / Tổng số dân) x 100 (%)
Áp dụng công thức tính được:
Quốc gia |
In-đô-nê-xi-a |
Ma-lai-xi-a |
Phi-lip-pin |
Thái Lan |
Tỉ lệ dân thành thị (%) |
54,5 |
75,3 |
44,2 |
51,4 |
Nhận xét:
- A sai: vì tỉ lệ dân thành thị của Thái Lan (51,4%) cao hơn Phi-lip-pin (44,2%)
- B sai vì: tỉ lệ dân thành thị của In-đô-nê-xi-a (54,5%) cao hơn Phi-lip-pin (44,2)
- C sai vì: tỉ lệ dân thành thị của Thái Lan (51,4%) thấp hơn Ma-lai-xi-a (75,3%)
- D đúng: Ma-lai-xi-a có tỉ lệ dân thành thị cao nhất (75,3%) và cao hơn In-đô-nê-xi-a (54,4%)
Chọn D
Câu 20:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17
Cách giải:
Khu kinh tế ven biển Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ => không thuộc vùng Bắc Trung Bộ
Chọn C
Câu 21:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển
Chọn ACâu 22:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 - Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Phạm vi lãnh thổ vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
Chọn C
Câu 23:
Cho bảng số liệu: Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô của một số địa phương nước ta năm 2018
Địa phương |
Tỉ suất sinh thô(%o) |
Tỉ suất tử thô (% 0) |
Hà Nội |
14,7 |
6,1 |
Vĩnh Phúc |
17,5 |
8,2 |
Bắc Ninh |
19,8 |
7,7 |
Hải Dương |
16,9 |
8,8 |
(Nguồn: Số liệu thống kê Việt Nam 2019)
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỷ lệ gia tăng tự nhiên giữa một số địa phương ở nước ta năm 2018?
Phương pháp: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
Công thức: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên=(Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô)/10 (%)
Kết quả:
Tỉnh/thành phố |
Hà Nội |
Vĩnh Phúc |
Bắc Ninh |
Hải Dương |
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) |
0,86 |
0,88 |
1,21 |
0,81 |
Nhận xét:
- A sai: vì tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Hải Dương (0,81%) thấp hơn Vĩnh Phúc (0,88%)
- B sai: vì tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Vĩnh Phúc (0,88% cao hơn Hà Nội (0,86%)
- C đúng vì tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Bắc Ninh (1,21%) cao hơn Hải Dương (0,81%)
- D sai: vì tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Bắc Ninh (1,21%) cao hơn Hà Nội (0,86%)
Chọn CCâu 24:
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 19
Cách giải:
Tỉnh có sản lượng lúa cao nhất là An Giang
Chọn B
Câu 25:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải:
Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do nước ta có vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn được cung cấp lượng hơi ẩm và mưa dồi dào, mặt khác vị trí nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên nước ta cũng đón những đợt gió mùa mùa hạ nóng ẩm mang lại lượng mưa lớn.
Chọn BCâu 26:
Cho biểu đồ: GDP của Thái Lan, Phi-lip-pin, Việt Nam qua các năm
(Nguồn: số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện nội dung biểu đồ
Cách giải:
Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016
Chọn C
Câu 27:
Cho bảng số liệu sau:Dân số nước ta phân theo thành thị, nông thôn
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm |
Thành thị |
Nông thôn |
Tổng số |
2010 |
26516 |
60 432 |
86 948 |
2012 |
28269 |
60 540 |
88 809 |
2014 |
30 035 |
60 694 |
90 729 |
2017 |
32 813 |
60 858 |
93 671 |
(Nguồn số liệu theo Website: http://www.gso.gov.vn)
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2010 - 2017?
Phương pháp: Kĩ năng tính toán và nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
- Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị = (32 813 / 26 516) x 100 = 123,7%
- Tốc độ tăng tỉ lệ dân nông thôn =(60 858 / 60 432) x 100 = 100,7%
- Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị =(93 671 / 86 948) x 100 = 107,7 %
- Số dân thành thị tăng thêm: 32 813 – 26 516 = 6297 (nghìn người)
- Số dân nông thôn tăng thêm: 60 858 - 60 432 = 426 (nghìn người)
- Số dân cả nước tăng thêm: 93 671 – 86 948 = 6723 (nghìn người)
Nhận xét:
- A sai: vì dân thành thị tăng ít hơn cả nước (6297 < 6723)
- B đúng vì dân thành thị tăng nhanh hơn cả nước (123,7% > 107,7%)
- C sai vì dân nông thôn tăng ít hơn cả nước (426 < 6723)
- D sai vì nông thôn tăng ít hơn thành thị (426 < 6723)
Chọn B
Câu 28:
Phương pháp: Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Cách giải:
Vị trí địa lí nước ta có đặc điểm: nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, không phải ở trung tâm
Chọn D
Câu 29:
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (trang 30 sgk Địa 12)
Cách giải:
Vùng núi Đông Bắc có đặc điểm: chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung
Chọn ACâu 30:
Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt chủ yếu do
Phương pháp: Kiến thức bài 6- Đất nước nhiều đồi núi (trang 32 sgk Địa 12)
Cách giải:
Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt chủ yếu do tác động của dòng chảy
Chọn A
Câu 31:
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho địa hình caxtơ khá phổ biến ở nước ta?
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Cách giải:
Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm mưa lớn khiến quá trình phong hóa hóa học diễn ra
mạnh làm biến đổi bề mặt địa hình đá vôi, hình thành nên các hang động, cấu trúc núi đá vôi rất đặc sắc.
Chọn D
Câu 32:
Cho bảng số liệu: Số dân và tỉ lệ dân thành thị nước ta qua một số năm
Năm |
1990 |
2000 |
2015 |
2019 |
Số dân thành thị (triệu người) |
12,9 |
18,8 |
31,0 |
33,4 |
Tỉ lệ dân thành thị so với dân số cả nước (%) |
19,5 |
24,2 |
33,8 |
34,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu trên, để thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị so với số dân cả nước của nước ta giai đoạn 1990 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ
Cách giải:
- Đề bài yêu cầu: thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị so với cả nước, trong thời gian 4 năm
- Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau
Biểu đồ kết hợp cột + đường là thích hợp nhất
Chọn DCâu 33:
Địa hình bán binh nguyên nước ta phổ biến nhất ở vùng
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Địa hình bán bình nguyên nước ta phổ biến nhất ở vùng Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa ở độ cao khoảng 100m.
Chọn A
Câu 34:
Đặc điểm nổi bật của vùng núi Trường Sơn Nam nước lại là
Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi
Cách giải:
Vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là có hướng núi vòng cung (lưng lồi ra biển Đông)
Chọn CCâu 35:
Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Cách giải:
Biển Đông là vùng biển rộng, tương đối kín và nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
loại A, B, D
Biển Đông thuộc vùng biển Thái Bình Dương và nằm ở gần bờ phía Tây Thái Bình Dương
Nhận định C ở phía Đông là sai
Chọn CCâu 36:
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 17
Cách giải:
Quan sát biểu đồ các trung tâm kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu (hơn 50%)
Chọn DCâu 37:
Cho bảng số liệu: Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số quốc gia năm 2015
(Đơn vị Tỷ đô la Mỹ)
|
Ma-lai-xi-a |
Thái Lan |
Xin-ga-po |
Việt Nam |
Xuất khẩu |
210,1 |
272,9 |
516,7 |
173,3 |
Nhập khẩu |
187,4 |
228,2 |
438,0 |
181,8 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của một số quốc gia năm 2015?
Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu
Cách giải:
Cán cân xuất nhập khẩu = Xuất khẩu - Nhập khẩu
Kết quả
Quốc gia |
Ma-lai-xi-a |
Thái Lan |
Xin-ga-po |
Thái Lan |
Cán cân |
+22,7 |
+44,7 |
+78,7 |
-8,5 |
- A sai: Thái Lan xuất siêu ít hơn Xin-ga-po
- B đúng: Việt Nam là nước nhập siêu (cán cân XNK âm)
- C sai: Ma-lai-xi-a là nước xuất siêu (cán cân XNK dương)
- D sai: Ma-lai-xi-a nhập siêu ít hơn Thái Lan
Chọn BCâu 38:
Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây giúp Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo?
Phương pháp: Kiến thức Địa lí 11: bài 11 - Đông Nam Á
Cách giải:
Đông Nam Á phát triển mạnh cây lúa gạo nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi như khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo đem lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào và lượng mưa lớn quanh năm phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây lúa nước.
Chọn B
Câu 39:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết điểm công nghiệp khai thác than nào sau đây có sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm?
Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 22
Cách giải:
Điểm công nghiệp khai thác than có sản lượng khai thác dưới 1 triệu tấn/năm là Phú Lương
Chọn D
Câu 40:
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho các nước Đông Nam Á gặp không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị và xã hội?
Phương pháp: Kiến thức Địa lí 11 – Bài 11: Đông Nam Á (trang 101)
Cách giải:
Các nước Đông Nam Á gặp không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị và xã hội nguyên nhân chủ yếu là do khu vực này có một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.
Chọn đáp án B