Thứ bảy, 04/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Lịch sử Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề)

Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải (30 đề)

Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc gia năm 2022 có lời giải ( Đề số 4)

  • 35383 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phong trào “Đồng khởi" (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam đã 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 164. 

Cách giải: 

Phong trào “Đồng khởi" (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân  mới của Mĩ. 

Chọn C


Câu 2:

Với việc kí bản Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhận nhượng cho Pháp một số quyền  Việt Nam về 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 129. 

Cách giải: 

Với việc kí bản Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhận nhượng cho Pháp một số quyền Việt Nam về kinh tế  - văn hoá. 

Chọn A


Câu 3:

Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) đã quyết định thành lập tổ chức nào nhằm duy trì hòa  bình và an ninh thế giới?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 5. 

Cách giải: 

Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) đã quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an  ninh thế giới. 

Chọn D


Câu 4:

Tháng 12 - 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã giành thắng lợi lớn ở 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 111. 

Cách giải: 

Tháng 12 - 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã giành thắng lợi lớn ở Phay Khắt và Nà  Ngần. 

Chọn C


Câu 5:

Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng (tháng 6 - 1929) là báo 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 87. 

Cách giải: 

Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng (tháng 6 - 1929) là báo Búa liềm.

 Chọn C


Câu 6:

Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó  cơ bản bị tan rã? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 36. 

Cách giải: 

Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla (1975) đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ  thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã. 

Chọn B


Câu 7:

Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7 – 1973)  xác định kẻ thù của nhân dân miền Nam là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 190. 

Cách giải: 

Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7 – 1973) xác định kẻ thù của  nhân dân miền Nam là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. 

Chọn A


Câu 8:

Xu thế toàn cầu hoá diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là hệ quả của 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 69. 

Cách giải: 

Xu thế toàn cầu hoá diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là hệ quả của cách mạng khoa học - công  nghệ. 

Chọn A


Câu 9:

Năm 1949, Liên Xô đã đạt thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 11. 

Cách giải: 

Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử. 

Chọn D


Câu 10:

Năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 208. 

Cách giải: 

Năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới.

Chọn C


Câu 11:

Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông (1919 - 1929), nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 77. 

Cách giải: 

Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông (1919 - 1929), nắm quyền chỉ  huy kinh tế Đông Dương là Ngân hàng Đông Dương. 

Chọn D


Câu 12:

Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia trở thành trung tâm kinh tế  - tài chính lớn nhất thế giới là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 42.

Cách giải: 

Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế  giới là Mĩ. 

Chọn D


Câu 13:

Sự kiện nào đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe trong quan hệ quốc tế  sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 59. 

Cách giải: 

Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe trong  quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Chọn A


Câu 14:

Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 56. 

Cách giải: 

Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới.

Chọn D


Câu 15:

Để tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ  đã 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. 

Cách giải: 

A, C loại vì nội dung của hai phương án này thuộc chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

B chọn vì để tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã tăng  nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. 

D loại vì Mĩ sử dụng thủ đoạn ngoại giao mới năm 1972 (hõa hoãn, bắt tay với Liên Xô và Trung Quốc) trong  thời gian diễn ra chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. 

Chọn B


Câu 16:

Năm 1945, những quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 25. 

Cách giải: 

Năm 1945, Inđônêxia, Việt Nam, Lào là 3 nước ở khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập. Chọn D


Câu 17:

Trong Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng đông, quân dân ta  phục kích giành thắng lợi vang dội tại 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 134. 

Cách giải: 

Trong Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích giành thắng  lợi vang dội tại đèo Bông Lau. 

Chọn A


Câu 18:

Hội nghị Ban Chấp hảnh Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7 - 1936)  xác định phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 là kết hợp các hình thức

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 100. 

Cách giải: 

Hội nghị Ban Chấp hảnh Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7 - 1936) xác định phương pháp  đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

 Chọn C


Câu 19:

Tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là cuộc khởi nghĩa 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 133. 

Cách giải: 

Tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là cuộc khởi nghĩa Hương Khê (Hà  Tĩnh). 

Chọn A


Câu 20:

Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) quy định ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc  sông Bến Hải) làm

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 154. 

Cách giải: 

Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) quy định ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới  tuyến quân sự tạm thời. 

Chọn A


Câu 21:

Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của  Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 81. 

Cách giải: 

Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã giúp Nguyễn  Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. 

Chọn D


Câu 22:

Từ ngày 6 - 3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 - 1946, Trung ương Đảng và Chính phủ  nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà thực hiện chủ trương 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. 

Cách giải: 

A loại vì toàn quốc kháng chiến bắt đầu từ 19/12/1946. 

B loại vì kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ diễn ra trước khi kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946.

C chọn vì sau khi kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 – 1946, Trung ương Đảng và  Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà thực hiện chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp.

D loại vì ta kí với Pháp Hiệp định Giơnevơ năm 1954. 

Chọn C


Câu 23:

Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám  năm 1945 ở Việt Nam là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 95. 

Cách giải:

Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam  là phong trào cách mạng 1930 - 1931. 

Chọn B


Câu 24:

Trong những năm 1897 – 1914, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực  dân Pháp ngày càng trở nên gay gắt vì thực dân Pháp 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. 

Cách giải: 

A loại vì Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam từ 1858. 

B loại vì Pháp tiến hành bình định Việt Nam từ sau 1884. 

C loại vì Pháp bước đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Việt Nam từ khi chiếm được các tỉnh Nam Kì. Việt Nam  hoàn toàn đặt dưới chế độ bảo hộ của Pháp sau Hiệp ước Patơnốt năm 1884. 

D chọn vì sau khi đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự thì thực dân Pháp đẩy mạnh cuộc khai  thác thuộc địa ở Việt Nam. 

Chọn D


Câu 25:

Thắng lợi nào đã mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên đất  nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 197. 

Cách giải: 

Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước kết thúc thắng lợi năm 1975 đã mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân  tộc Việt Nam – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. 

Chọn B


Câu 26:

Trong giai đoạn 1954 – 1975, thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam buộc  Mĩ phải chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 187. 

Cách giải: 

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam buộc Mĩ phải chấp  nhận đến bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. 

Chọn A


Câu 27:

Mặt trận riêng đầu tiên ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương  trong thời kì cách mạng 1930 – 1945 là 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. 

Cách giải: 

A, C, D loại vì các mặt trận được nêu trong các phương án này là mặt trận chung của các nước Đông Dương.

B chọn vì mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh là mặt trận đầu tiên của riêng Việt Nam, được quyết định  thành lập năm 1941. 

Chọn B


Câu 28:

Trong giai đoạn 1975 – 1979, nhân dân Việt Nam phải tiến hành các cuộc chiến đấu  bảo vệ biên giới 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 206 – 207. 

Cách giải:

Trong giai đoạn 1975 – 1979, nhân dân Việt Nam phải tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam  và phía Bắc. 

Chọn C


Câu 29:

Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được biểu hiện ở nội dung  nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích tính triệt để của phong trào 1930 – 1931 để chọn phương án đúng.

Cách giải: 

Tính chất triệt để của phong trào 1930 – 1931 được thể hiện ở các nội dung sau: 

- Nhằm đúng kẻ thù của dân tộc là đế quốc và phong kiến – tức là không ảo tưởng vào kẻ thù.

- Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để đi đến đỉnh cao. 

- Thành lập chính quyền – vấn đề cơ bản của 1 cuộc cách mạng. 

Chọn B


Câu 30:

Nội dung nào sau đây là điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng  Cộng sản Đông Dương tháng 5 – 1941 so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông  Dương tháng 11 – 1939? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải: 

A, C, D loại vì nội dung của các phương án này là điểm giống nhau của hai hội nghị.

B chọn vì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 – 1941 chủ trương giải  quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương với việc quyết định thành lập mặt trận dân tộc  thống nhất riêng ở ba nước Đông Dương để lãnh đạo đấu tranh cho phù hợp với tình hình thực tế mỗi nước.  Ở Việt Nam thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ở Lào thành lập Ai Lao độc lập đồng minh, ở Campuchia  thành lập Cao Miên độc lập đồng minh. 

Chọn B.


Câu 31:

Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919  – 1930 là 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải: 

A chọn vì đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1930 là tồn  tại song song hai khuynh hướng cách mạng tư sản và vô sản. Hai khuynh hướng này cùng đấu tranh để giành  quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 

B loại vì thiếu khuynh hướng vô sản. 

C loại vì phong trào công nhân chỉ là 1 bộ phận của phong trào yêu nước và sự phát triển của phong trào công  nhân từ tự phát sang tự giác không phải là đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong  những năm 1919 – 1930. 

D loại vì hệ tư tưởng phong kiến lúc này đã lỗi thời và không còn tồn tại. 

Chọn A


Câu 32:

Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc hội khóa I (1946) của Việt Nam đều  đưa ra quyết định nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải:

A, B, C loại vì chỉ đúng với Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa I (1946). 

D chọn vì Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc hội khóa I (1946) của Việt Nam đều đưa ra quyết  định bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp. 

Chọn D


Câu 33:

Điểm giống nhau cơ bản của cách mạng Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới  thứ hai đến năm 1954 là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 27, suy luận. 

Cách giải: 

Điểm giống nhau cơ bản của cách mạng Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1954 là  kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 

Chọn B


Câu 34:

Ở Việt Nam, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ  XX, giai cấp nào sau đây sớm tiếp thu tư tưởng Mác – Lênin? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 78, suy luận. 

Cách giải: 

Ở Việt Nam, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX, giai cấp công nhân  sớm tiếp thu tư tưởng Mác – Lênin. 

Chọn C


Câu 35:

Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng  trong những năm 20 của thế kỉ XX đều

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải: 

A, B, C loại vì chỉ đúng với hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 

D chọn vì hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng trong những năm  20 của thế kỉ XX đều góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển. 

Chọn D


Câu 36:

Nội dung nào sau đây đánh giá đúng về chủ trương của Đảng đối với vấn đề chống thù  trong giặc ngoài (từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946)? 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. 

Cách giải: 

A, B, D loại vì ta thực hiện cứng rắn về nguyên tắc (đảm bảo độc lập, chủ quyền quốc gia) và mềm dẻo về  sách lược (tùy vào tình hình thực tế để đưa ra chủ trương, biện pháp phù hợp). 

Chọn C


Câu 37:

Nội dung nào dưới đây là điểm giống nhau của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt (1961  – 1965), chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1969), chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải: 

A loại vì chỉ đúng với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973). 

B chọn vì cả ba chiến lược đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. 

C loại vì chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất tuy diễn ra thnasg 2/1965 khi Mĩ đang triển khai chiến  lược “Chiến tranh đặc biệt” nhưng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất này lại nằm trong chiến lược “Chiến  tranh cục bộ”. 

D loại vì trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” không có sự tham chiến của quân Mĩ và quân đồng minh  Mĩ. 

Chọn B


Câu 38:

Lối đánh nào được quân dân ta sử dụng trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. 

Cách giải: 

A chọn vì đánh điểm diệt viện là nghệ thuật trong chiến dịch Biên giới. 

B, C loại vì đánh nhanh thắng nhanh là chủ trương của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, sau khi  đi thực địa thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc  tiến chắc. 

D loại vì đánh du kích là nghệ thuật trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

Chọn A. 


Câu 39:

Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 – 1929 có ý nghĩa  như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải: 

A, C, D loại vì nội dung của các phương án này là ý nghĩa của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B chọn vì hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1921 – 1929 đã chuẩn bị về tư tưởng,  chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Chọn B


Câu 40:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công đã phản ánh đúng nghệ thuật  chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang, đó là sự kết hợp 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải: 

A loại vì trong Cách mạng tháng Tám không có tiến công và nổi dậy; không có tổng công kích và không kết  hợp tổng khởi nghĩa và tiến công quân sự. 

C chọn vì Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công đã phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi  nghĩa vũ trang, đó là sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. 

Chọn C


Bắt đầu thi ngay